Đền thờ Chử Đồng Tử có ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam, nhưng tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, cách Hà Nội chừng 25km theo đê sông Hồng, có hai ngôi đền thờ Đức thánh Chử Đồng Tử. Một ngôi đền nằm ở địa phận thôn Đa Hoà, xã Bình Minh, được coi là ngôi đền chính, nằm bên dòng sông Hồng nhìn ra bãi Tự Nhiên nơi nàng công chúa Tiên Dung xinh đẹp, con gái vua Hùng thứ 18 kỳ ngộ và nên duyên với chàng Chử nghèo khó, ngôi đền thứ hai thuộc địa phận thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, nơi chàng Chử cùng nhị vị phu nhân hoá về trời. Khách thập phương tới đây không chỉ để đứng trên con đê sông Hồng thưởng ngoạn phong cảnh bình yên của một vùng quê "xanh xanh lũy tre, ngô khoai biêng biếc, con đò sang ngang", hay ngắm nhìn những dãi phù sa cát trắng, những ánh nắng lung linh trên những hàng cau, mà còn để được đắm mình giữa chốn bồng lai tiên cảnh của đền Đa Hòa và dâng nén nhang tưởng nhớ tới đức thánh Chử Đồng Tử cùng vị phu nhân xinh đẹp Tiên Dung công chúa và nàng Tây Sa công chúa. Ngôi đền Ða Hoà - được nhà nước xếp hạng di tích văn hoá năm 1962, nằm trên một khu đất cao, rộng, bằng phẳng hình chữ nhật có diện tích 18.720m², cảnh quan đẹp, mặt quay hướng chính Tây nhìn thẳng sang bãi Tự Nhiên. Tổng thể kiến trúc có 18 ngôi nhà mái ngói cổ như 18 con thuyền mũi cong tượng trưng cho 18 đời vua Hùng. Ngọ môn gồm 3 cửa, cửa chính là toà nhà 3 gian cao rộng, trên đỉnh nóc đắp lưỡng long chầu nguyệt, hai cửa bên để đón khách gần xa. Hiện nay đền Ða Hoà còn bảo tồn được nhiều di vật quý hiếm, trong đó có đôi lọ Bách thọ - một trăm chữ thọ không chữ nào giống chữ nào, khắc trên thành lọ bằng gốm, một cổ vật vô giá của dân tộc. Đền không chỉ là một di tích lưu truyền và lan toả về một thiên tình sử hàng ngàn năm nay mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp mà còn có giá trị đặc biệt về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Nguyễn, do tiến sĩ Chu Mạnh Trinh người làng Phú Thị, tổng Mễ Sở, huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu, Hưng Yên, nay thuộc Văn Giang, Hưng Yên đứng ra vận động nhân tài, vật lực của nhân dân tám thôn tổng Mễ cùng thập phương công đức để xây dựng, tôn tạo năm 1894 trên nền một ngôi đền cổ.
Thật là một chốn Bồng Lai tiên cảnh nơi trần thế. Lễ hội Chử Đồng Tử được tổ chức từ ngày 10 đến 12 tháng hai âm lịch hàng năm ở cả hai ngôi đền này. Truyền thuyết về mối tình giữa nàng công chúa lá ngọc cành vàng với một chàng trai nghèo khó nhưng rất mực hiếu thảo từ lâu đã trở thành thiên tình sử đẹp nhất trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam.
Đặt tour du lịch tại Đền Chử Đồng Tử - Tỉnh Hưng Yên
Đặt tour, book phòng, đặt nhà hàng, thuê ô tô, xe máy Du Lịch Đền Chử Đồng Tử và đi các địa điểm du lịch tại Tỉnh Hưng Yên và các tỉnh/thành lân cận với xe 4 chỗ, 7 chỗ, 16 chỗ, 29 chỗ, 45 chỗ, các loại xe Limousine đời mới có máy lạnh tốt, chi phí hợp lý, có đưa đón sân bay.
Trên đây là một số kiến thức và kinh nghiệm du lịch Đền Chử Đồng Tử tại Huyện Khoái Châu - Tỉnh Hưng Yên. Vì mỗi người mỗi một cách nhìn nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ quý đọc giả để chúng ta cùng chia sẻ được nhiều kiến thức, kinh nghiệm hơn. Trân trọng cảm ơn!
Các địa điểm du lịch tại Huyện Khoái Châu
Du lịch Đền Chử Đồng Tử tại Huyện Khoái Châu - Tỉnh Hưng Yên
Đền thờ Chử Đồng Tử có ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam, nhưng tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, cách Hà Nội chừng 25km theo đê sông Hồng, có hai ngôi đền thờ Đức thánh Chử Đồng Tử. Một ngôi đền nằm ở địa phận thôn Đa Hoà, xã Bình Minh, được coi là ngôi đền chính, nằm bên dòng sông Hồng nhìn ra bãi Tự Nhiên nơi nàng công chúa Tiên Dung xinh đẹp, con gái vua Hùng thứ 18 kỳ ngộ và nên duyên với chàng Chử nghèo khó, ngôi đền thứ hai thuộc địa phận thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, nơi chàng Chử cùng nhị vị phu nhân hoá về trời. Khách thập phương tới đây không chỉ để đứng trên con đê sông Hồng thưởng ngoạn phong cảnh bình yên của một vùng quê "xanh xanh lũy tre, ngô khoai biêng biếc, con đò sang ngang", hay ngắm nhìn những dãi phù sa cát trắng, những ánh nắng lung linh trên những hàng cau, mà còn để được đắm mình giữa chốn bồng lai tiên cảnh của đền Đa Hòa và dâng nén nhang tưởng nhớ tới đức thánh Chử Đồng Tử cùng vị phu nhân xinh đẹp Tiên Dung công chúa và nàng Tây Sa công chúa. Ngôi đền Ða Hoà - được nhà nước xếp hạng di tích văn hoá năm 1962, nằm trên một khu đất cao, rộng, bằng phẳng hình chữ nhật có diện tích 18.720m², cảnh quan đẹp, mặt quay hướng chính Tây nhìn thẳng sang bãi Tự Nhiên. Tổng thể kiến trúc có 18 ngôi nhà mái ngói cổ như 18 con thuyền mũi cong tượng trưng cho 18 đời vua Hùng. Ngọ môn gồm 3 cửa, cửa chính là toà nhà 3 gian cao rộng, trên đỉnh nóc đắp lưỡng long chầu nguyệt, hai cửa bên để đón khách gần xa. Hiện nay đền Ða Hoà còn bảo tồn được nhiều di vật quý hiếm, trong đó có đôi lọ Bách thọ - một trăm chữ thọ không chữ nào giống chữ nào, khắc trên thành lọ bằng gốm, một cổ vật vô giá của dân tộc. Đền không chỉ là một di tích lưu truyền và lan toả về một thiên tình sử hàng ngàn năm nay mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp mà còn có giá trị đặc biệt về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Nguyễn, do tiến sĩ Chu Mạnh Trinh người làng Phú Thị, tổng Mễ Sở, huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu, Hưng Yên, nay thuộc Văn Giang, Hưng Yên đứng ra vận động nhân tài, vật lực của nhân dân tám thôn tổng Mễ cùng thập phương công đức để xây dựng, tôn tạo năm 1894 trên nền một ngôi đền cổ.
Thật là một chốn Bồng Lai tiên cảnh nơi trần thế. Lễ hội Chử Đồng Tử được tổ chức từ ngày 10 đến 12 tháng hai âm lịch hàng năm ở cả hai ngôi đền này. Truyền thuyết về mối tình giữa nàng công chúa lá ngọc cành vàng với một chàng trai nghèo khó nhưng rất mực hiếu thảo từ lâu đã trở thành thiên tình sử đẹp nhất trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam.
Du lịch Lễ hội Chử Đồng Tử tại Huyện Khoái Châu - Tỉnh Hưng Yên
Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung được tổ chức 2 năm một lần và ngày 1.4 Âm lịch tại xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín, Hà Nội - Ngoài ra lễ hội này còn được tổ chức tại 2 xã Đa Hòa và Dạ Trạch, Khoái Châu, Hưng Yên nơi có đền hóa Dạ Trạch vào ngày 10.2 Âm lịch). Tương truyền công chúa Tiên Dung con gái vua Hùng thứ 3 một lần dạo thuyền trên sông hồng qua bãi cát xã Tự Nhiên đã tình cờ gặp chàng trai nghèo Chử Đồng Tử và hai người đã nên duyên. Nhờ những đức độ trong cuộc sống Chử Đồng Tử được vinh danh là một trong Tứ bất tử trong tín ngưỡng Việt Nam. Lễ hội đã tái hiện thiên tình sử năm xưa của 2 người với những nghi lễ độc đáo nơi đây như: Rước nước, lễ cầu an trên sông Hồng, những màn múa hát đặc trưng vùng châu thổ sông Hồng….
Kiên Đỗ
Xin chào các bạn! Tôi là Kiên Đỗ - một người yêu thích Du Lịch và Dịch Chuyển, tôi thích đi nhiều nơi và mong muốn khám phá nhiều nét văn hóa thú vị trong cuộc sống, đặc biệt là trên đất nước Việt Nam chúng ta. Tôi đã đi và trải nghiệm văn hóa của tất cả các địa phương cấp tỉnh/thành tại nước ta. Rất vui được chia sẻ theo email dulichdiaphuong@hotmail.com.
Cảm ơn bạn đã xem nội dung quảng cáo này. Xin cáo lỗi nếu đã làm phiền trải nghiệm của bạn!
Du lịch Đền Chử Đồng Tử - Huyện Khoái Châu -
by Du Lịch Địa Phương,
20/01/2021
1/
5stars
Đền thờ Chử Đồng Tử có ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam, nhưng tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, cách Hà Nội chừng 25km theo đê sông Hồng, có hai ngôi đền thờ Đức thánh Chử Đồng Tử. Một ngôi đền nằm ở địa phận thôn Đa Hoà, xã Bình Minh, được coi là ngôi đền chính, nằm bên dòng sông Hồng nhìn ra bãi Tự Nhiên nơi nàng công chúa Tiên Dung xinh đẹp, con gái vua Hùng thứ 18 kỳ ngộ và nên duyên với chàng Chử nghèo khó, ngôi đền thứ hai thuộc địa phận thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, nơi chàng Chử cùng nhị vị phu nhân hoá về trời. Khách thập phương tới đây không chỉ để đứng trên con đê sông Hồng thưởng ngoạn phong cảnh bình yên của một vùng quê "xanh xanh lũy tre, ngô khoai biêng biếc, con đò sang ngang", hay ngắm nhìn những dãi phù sa cát trắng, những ánh nắng lung linh trên những hàng cau, mà còn để được đắm mình giữa chốn bồng lai tiên cảnh của đền Đa Hòa và dâng nén nhang tưởng nhớ tới đức thánh Chử Đồng Tử cùng vị phu nhân xinh đẹp Tiên Dung công chúa và nàng Tây Sa công chúa. Ngôi đền Ða Hoà - được nhà nước xếp hạng di tích văn hoá năm 1962, nằm trên một khu đất cao, rộng, bằng phẳng hình chữ nhật có diện tích 18.720m², cảnh quan đẹp, mặt quay hướng chính Tây nhìn thẳng sang bãi Tự Nhiên. Tổng thể kiến trúc có 18 ngôi nhà mái ngói cổ như 18 con thuyền mũi cong tượng trưng cho 18 đời vua Hùng. Ngọ môn gồm 3 cửa, cửa chính là toà nhà 3 gian cao rộng, trên đỉnh nóc đắp lưỡng long chầu nguyệt, hai cửa bên để đón khách gần xa. Hiện nay đền Ða Hoà còn bảo tồn được nhiều di vật quý hiếm, trong đó có đôi lọ Bách thọ - một trăm chữ thọ không chữ nào giống chữ nào, khắc trên thành lọ bằng gốm, một cổ vật vô giá của dân tộc. Đền không chỉ là một di tích lưu truyền và lan toả về một thiên tình sử hàng ngàn năm nay mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp mà còn có giá trị đặc biệt về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Nguyễn, do tiến sĩ Chu Mạnh Trinh người làng Phú Thị, tổng Mễ Sở, huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu, Hưng Yên, nay thuộc Văn Giang, Hưng Yên đứng ra vận động nhân tài, vật lực của nhân dân tám thôn tổng Mễ cùng thập phương công đức để xây dựng, tôn tạo năm 1894 trên nền một ngôi đền cổ.
Thật là một chốn Bồng Lai tiên cảnh nơi trần thế. Lễ hội Chử Đồng Tử được tổ chức từ ngày 10 đến 12 tháng hai âm lịch hàng năm ở cả hai ngôi đền này. Truyền thuyết về mối tình giữa nàng công chúa lá ngọc cành vàng với một chàng trai nghèo khó nhưng rất mực hiếu thảo từ lâu đã trở thành thiên tình sử đẹp nhất trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam.