Đền Dinh Cô Thuộc thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Là một khu đền có kiến trúc hoành tráng với những nét kiến trúc truyền thống in đậm màu sắc văn hóa dân gian. Theo truyền thuyết kể rằng: cách đây 200 năm có một cô gái trẻ tên Lê Thị Hồng (tục danh là Thị Cách) quê ở Phan Rang trên đường đi qua đây thì thuyền gặp giông bão. Cô bị rớt xuống biển tử nạn, xác trôi dạt vào Hòn Hang. Nhân dân vùng này đã chôn cất cô trên đồi Cô Sơn và lập đền thờ gần biển. Từ đó cô luôn hiển linh, mộng báo điềm lành, diệt trừ dịch bệnh nên vào năm 1930 ngư dân trong vùng đã lập đền thờ và tôn xưng cô là Long Hải Thần Nữ. Lúc đầu Dinh Cô chỉ là một ngôi miếu nhỏ đơn sơ. Năm 1930 Dinh Cô được xây dựng khá khang trang và đến năm 1987 thì được xây dựng lại như hiện nay sau khi bị hỏa hoạn. Liên quan đến Dinh Cô là Mộ Cô, nằm trên đồi Cô Sơn, cách Dinh Cô chừng 1km. Mộ Cô là một nơi khang trang đẹp đẽ, thu hút nhiều người đến thăm viếng, chiêm bái, đặc biệt là trong dịp diễn ra lễ Nghinh Cô.
Đặt tour du lịch tại Dinh Cô - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Đặt tour, book phòng, đặt nhà hàng, thuê ô tô, xe máy Du Lịch Dinh Cô và đi các địa điểm du lịch tại Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và các tỉnh/thành lân cận với xe 4 chỗ, 7 chỗ, 16 chỗ, 29 chỗ, 45 chỗ, các loại xe Limousine đời mới có máy lạnh tốt, chi phí hợp lý, có đưa đón sân bay.
Trên đây là một số kiến thức và kinh nghiệm du lịch Dinh Cô tại Huyện Long Điền - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Vì mỗi người mỗi một cách nhìn nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ quý đọc giả để chúng ta cùng chia sẻ được nhiều kiến thức, kinh nghiệm hơn. Trân trọng cảm ơn!
Các địa điểm du lịch tại Huyện Long Điền
Du lịch Zenna Pool Camp tại Huyện Long Điền - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Zenna Pool Camp là địa điểm cắm trại ở Vũng Tàu mới mẻ và đầy hấp dẫn, chỉ cách chợ Long Hải 2km, chợ Phước Tỉnh 500m. Khu cắm trại Zenna Pool rộng 6,5ha, được bao bọc bởi rừng dương lộng gió. Du khách từ khu cắm trại chỉ cần đi vài bước chân là tới biển với bãi cát mịn màng và nước biển trong xanh. Ở Zenna Pool, du khách sẽ được thoải mái tắm biển, cắm trại, làm tiệc BBQ ngay trên bờ biển. Buổi tối, đèn trong khu cắm trại được bật sáng khiến không gian trở nên lung linh trong gió biển mát rượi. Ở đây còn có hồ bơi và khu công viên nước với giá vé là 40.000đ/ người lớn và 20.000đ/ trẻ em.
Du lịch Biển Long Hải tại Huyện Long Điền - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Biển Long Hải thuộc thị trấn Long Hải, huyện Long Điền nằm cách thành phố Vũng tàu chỉ 12km nên rất thuận lợi di chuyển. Trên bãi cát là những bãi đá nhỏ khiến cảnh vật càng thêm sinh động. Du khách nên đến Long Hải vào tháng 10. 11 vì đây cũng là mùa hoa anh đào nở. Ở biển Long Hải có rừng hoa anh đào rất đẹp mà chỉ đến đúng mùa du khách mới có thể thưởng thức.
Du lịch Chùa Long Bàn tại Huyện Long Điền - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Chùa là ngôi chùa làng tọa lạc ở thôn Long Phượng, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Từ Bà Rịa theo quốc lộ 53 đến thị trấn Long Điền, qua khỏi Ủy ban nhân dân huyện Long Đất, có đường dẫn vào chùa. Theo tư liệu của nhiều nhà nghiên cứu hiện nay thì chùa Long Bàn được Thiền sư Bảo Thanh dựng vào năm 1845. Khuôn viên chùa khá rộng, khoảng 3.000 m2, với nhiều cây cao bóng mát, đặc biệt là cây thốt nốt cổ thụ ở vườn chùa cao khoảng 20m, chu vi thân gốc 3,40m. Chùa kiến trúc theo kiểu chữ “Tam”, mặt tiền 5 gian, có lầu chuông, lầu trống hai bên tả, hữu. Ở Phật điện, tôn trí tượng đức Phật A Di Đà, đức Phật Thích Ca, Bồ tát Di Lặc, Bồ tát Quán Thế Âm, tượng Thập bát La hán… bằng đồng hoặc bằng gỗ mít. Trong chánh điện, có vách ván ngăn thành hành lang ở hai bên bàn thờ Phật và lớp cửa ngăn gian thờ Phật với gian thờ Hộ Pháp. Chùa đã được trùng tu nhiều lần. Cổng chùa mới xây năm 1963. Nơi đây còn bảo tồn những đặc trưng kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc cổ, đặc biệt là các bao lam chạm hình chim phụng, hoa lá; các khám thờ chạm rồng, phượng; và các hoành phi, câu đối sơn son thếp vàng… được chạm khắc tinh xảo.
Du lịch Dinh Cô tại Huyện Long Điền - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Đền Dinh Cô Thuộc thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Là một khu đền có kiến trúc hoành tráng với những nét kiến trúc truyền thống in đậm màu sắc văn hóa dân gian. Theo truyền thuyết kể rằng: cách đây 200 năm có một cô gái trẻ tên Lê Thị Hồng (tục danh là Thị Cách) quê ở Phan Rang trên đường đi qua đây thì thuyền gặp giông bão. Cô bị rớt xuống biển tử nạn, xác trôi dạt vào Hòn Hang. Nhân dân vùng này đã chôn cất cô trên đồi Cô Sơn và lập đền thờ gần biển. Từ đó cô luôn hiển linh, mộng báo điềm lành, diệt trừ dịch bệnh nên vào năm 1930 ngư dân trong vùng đã lập đền thờ và tôn xưng cô là Long Hải Thần Nữ. Lúc đầu Dinh Cô chỉ là một ngôi miếu nhỏ đơn sơ. Năm 1930 Dinh Cô được xây dựng khá khang trang và đến năm 1987 thì được xây dựng lại như hiện nay sau khi bị hỏa hoạn. Liên quan đến Dinh Cô là Mộ Cô, nằm trên đồi Cô Sơn, cách Dinh Cô chừng 1km. Mộ Cô là một nơi khang trang đẹp đẽ, thu hút nhiều người đến thăm viếng, chiêm bái, đặc biệt là trong dịp diễn ra lễ Nghinh Cô.
Du lịch Tổ đình thiên thai tại Huyện Long Điền - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Tổ đình Thiên Thai nằm ở phía Bắc chân núi Dinh Cố (ấp 3 xã Tam An, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ), được khởi công xây dựng năm 1925 bởi Hòa Thượng Thích Huệ Đăng. Tổ đình Thiên Thai toạ lạc trên diện tích tương đối rộng (6ha), được chia làm 4 khu vực chủ yếu đó là : điện chính (Thiên Thai), Thạch Động, Thiên Khánh và Thiên Bửu Tháp (được xây dựng năm 1936). Có dịp đến Bà Rịa - Vũng Tàu, bạn không nên bỏ qua một chuyến tham quan, vãn cảnh Tổ đình Thiên Thai, để có thể tìm đến chốn thanh tịnh, xua tan đi mọi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống và khám phá những nét đẹp về văn hóa, truyền thống nơi đây.
Du lịch Chùa Thiên Bửu Tháp tại Huyện Long Điền - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Chùa Thiên Bửu Tháp tọa lạc ở xã Tam An, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, sát núi Chân Tiên, trên con đường đi vào chùa Long Hòa, dinh Bà Cố. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Chùa được Hòa thượng Thanh Kế – Huệ Đăng xây dựng vào năm 1909. Đây chính là nơi Hòa thượng thành lập Thiên Thai Thiền giáo tông Liên Hữu hội và xuất bản tạp chí Bát Nhã Âm với mục đích chấn hưng Phật giáo Việt Nam. Hòa thượng Huệ Đăng (1873 – 1953), húy Thanh Kế, thuộc Thiền phái Lâm Tế, chi phái Liễu Quán, đời thứ 41. Chùa kiến trúc mặt bằng điện Phật hình vuông, giữa có một cột đá, mặt trước tôn trí tượng đức Phật Thích Ca và Bồ tát Di Lặc. Vật liệu xây dựng chính của chùa là đá núi. Trước chùa có hồ Thiên Phúc và tháp Thiên Bửu được xây dựng quy mô, tráng lệ. Ngày 18 – 3 – 1992, chùa đã làm lễ lạc thành ngôi chánh điện Thiên Bửu tháp.
Du lịch Núi Chân Tiên tại Huyện Long Điền - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Từ thành phố Bà Rịa theo hướng về Long Hải đi khoảng 3 km sẽ gặp đường Dinh Cố, rẽ trái là đến danh thắng núi Chân Tiên. Trên đường đi, du khách có thể ung dung thưởng ngoạn cảnh quang tuyệt đẹp hai bên đường với những rừng cây và khối đá nhấp nhô. Ngày nay, đến thăm núi Chân Tiên, du khách sẽ được tận mắt rông thấy những dấu chân người in trên đá. Ở vách đá phía tay trái của lối vào, trên một quần thể khá đẹp, người ta thấy dấu vết đôi bàn chân giống như chân của một thiếu nữ nhỏ bé xinh xắn để lại, đến nay vẫn còn hằn sâu trên đá. Đi theo một dốc bậc thang đá lên phía trên. Qua nhiều tảng đá khác và leo lên đỉnh cao nơi có miếu thờ bà “Cửu Thiên Huyền Nữ” sẽ thấy có một bàn chân nhỏ bé xinh xắn rõ nét hơn in đậm và sâu trên vách đá của miếu thờ. Bên dưới bàn chân đó, người dân đã lập một bàn thờ nho nhỏ đề thờ cúng các vị thần tiên đã có dịp về đây du ngoạn. Xuống phía sau miếu Mẫu là một bàn cờ trên một phiến đá bằng phẳng gọi là bàn cờ tiên, nơi các vị Tiên ông ngày xưa chơi cờ. Cạnh bàn cờ tiên là dấu chân trên vách đá. Bàn chân này lớn hơn, nên được gọi là bàn chân của các Tiên ông. Nếu có dịp tới thăm Bà Rịa, du khách đừng quên ghé qua Núi Chân Tiên để thưởng thức cảnh đẹp cũng như lắng nghe truyền thuyết ly kỳ về tên gọi của núi nhé.
Kiên Đỗ
Xin chào các bạn! Tôi là Kiên Đỗ - một người yêu thích Du Lịch và Dịch Chuyển, tôi thích đi nhiều nơi và mong muốn khám phá nhiều nét văn hóa thú vị trong cuộc sống, đặc biệt là trên đất nước Việt Nam chúng ta. Tôi đã đi và trải nghiệm văn hóa của tất cả các địa phương cấp tỉnh/thành tại nước ta. Rất vui được chia sẻ theo email dulichdiaphuong@hotmail.com.
Cảm ơn bạn đã xem nội dung quảng cáo này. Xin cáo lỗi nếu đã làm phiền trải nghiệm của bạn!
Du lịch Dinh Cô - Huyện Long Điền -
by Du Lịch Địa Phương,
20/01/2021
1/
5stars
Đền Dinh Cô Thuộc thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Là một khu đền có kiến trúc hoành tráng với những nét kiến trúc truyền thống in đậm màu sắc văn hóa dân gian. Theo truyền thuyết kể rằng: cách đây 200 năm có một cô gái trẻ tên Lê Thị Hồng (tục danh là Thị Cách) quê ở Phan Rang trên đường đi qua đây thì thuyền gặp giông bão. Cô bị rớt xuống biển tử nạn, xác trôi dạt vào Hòn Hang. Nhân dân vùng này đã chôn cất cô trên đồi Cô Sơn và lập đền thờ gần biển. Từ đó cô luôn hiển linh, mộng báo điềm lành, diệt trừ dịch bệnh nên vào năm 1930 ngư dân trong vùng đã lập đền thờ và tôn xưng cô là Long Hải Thần Nữ. Lúc đầu Dinh Cô chỉ là một ngôi miếu nhỏ đơn sơ. Năm 1930 Dinh Cô được xây dựng khá khang trang và đến năm 1987 thì được xây dựng lại như hiện nay sau khi bị hỏa hoạn. Liên quan đến Dinh Cô là Mộ Cô, nằm trên đồi Cô Sơn, cách Dinh Cô chừng 1km. Mộ Cô là một nơi khang trang đẹp đẽ, thu hút nhiều người đến thăm viếng, chiêm bái, đặc biệt là trong dịp diễn ra lễ Nghinh Cô.