Nón lá làng Chuông nổi tiếng cả nước bởi độ bền, chắc và đẹp. Ngôi làng sản sinh ra sản phẩm thủ công giàu truyền thống này nằm tại huyện Thanh Oanh, Hà Nội. Từ ngã ba Ba La (Hà Đông, Hà Nội), du khách chạy xe khoảng 15 km là tới. Làng Chuông xưa kia nức tiếng về nghề nón lá truyền thống của người Việt Nam. Bởi vậy nếu có dịp, bạn nên ghé thăm vào dịp phiên họp chợ Nón. Thời gian diễn ra vào các buổi sáng ngày ngày 4,10, 14, 20, 24, 30 âm lịch hàng năm để cảm nhận một phiên chợ buôn bán tấp nập, lưu giữ những nét văn hoá cổ trong đời sống sinh hoạt làng xã của người dân. Điểm nổi bật khi bạn dừng chân đến đây là rất nhiều ngôi nhà cổ kính ngả màu theo thời gian. Không khí an yên từng ngóc ngách, từng con ngõ, ngôi nhà cho đến những khoảng sân phơi hương tạo cho bạn cảm giác bình yên, nhẹ nhàng. Dạo quanh làng Chuông, nhà nhà đều làm nghề truyền thông nón lá từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sự khéo léo, tỉ mỉ của đôi bàn tay từ trẻ con cho đến người già tạo ra những chiếc nón là xinh xắn, bền đẹp quyến rũ mọi du khách ghé thăm.
Đặt tour du lịch tại Làng Chuông - Thành phố Hà Nội
Đặt tour, book phòng, đặt nhà hàng, thuê ô tô, xe máy Du Lịch Làng Chuông và đi các địa điểm du lịch tại Thành phố Hà Nội và các tỉnh/thành lân cận với xe 4 chỗ, 7 chỗ, 16 chỗ, 29 chỗ, 45 chỗ, các loại xe Limousine đời mới có máy lạnh tốt, chi phí hợp lý, có đưa đón sân bay.
Trên đây là một số kiến thức và kinh nghiệm du lịch Làng Chuông tại Huyện Thanh Oai - Thành phố Hà Nội. Vì mỗi người mỗi một cách nhìn nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ quý đọc giả để chúng ta cùng chia sẻ được nhiều kiến thức, kinh nghiệm hơn. Trân trọng cảm ơn!
Các địa điểm du lịch tại Huyện Thanh Oai
Du lịch Làng Chuông tại Huyện Thanh Oai - Thành phố Hà Nội
Nón lá làng Chuông nổi tiếng cả nước bởi độ bền, chắc và đẹp. Ngôi làng sản sinh ra sản phẩm thủ công giàu truyền thống này nằm tại huyện Thanh Oanh, Hà Nội. Từ ngã ba Ba La (Hà Đông, Hà Nội), du khách chạy xe khoảng 15 km là tới. Làng Chuông xưa kia nức tiếng về nghề nón lá truyền thống của người Việt Nam. Bởi vậy nếu có dịp, bạn nên ghé thăm vào dịp phiên họp chợ Nón. Thời gian diễn ra vào các buổi sáng ngày ngày 4,10, 14, 20, 24, 30 âm lịch hàng năm để cảm nhận một phiên chợ buôn bán tấp nập, lưu giữ những nét văn hoá cổ trong đời sống sinh hoạt làng xã của người dân. Điểm nổi bật khi bạn dừng chân đến đây là rất nhiều ngôi nhà cổ kính ngả màu theo thời gian. Không khí an yên từng ngóc ngách, từng con ngõ, ngôi nhà cho đến những khoảng sân phơi hương tạo cho bạn cảm giác bình yên, nhẹ nhàng. Dạo quanh làng Chuông, nhà nhà đều làm nghề truyền thông nón lá từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sự khéo léo, tỉ mỉ của đôi bàn tay từ trẻ con cho đến người già tạo ra những chiếc nón là xinh xắn, bền đẹp quyến rũ mọi du khách ghé thăm.
Du lịch Làng cổ Cự Đà tại Huyện Thanh Oai - Thành phố Hà Nội
Cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về phía Tây, làng cổ Cự Đà thuộc xã Cự Khê, xã cực Bắc của huyện Thanh Oai, Hà Nội, là một trong những làng cổ truyền thống từ xa xưa. Nằm bên bờ sông Nhuệ yên bình, làng Cự Đà còn lưu giữ vẹn nguyên dấu ấn của làng quê Việt Nam với mái đình, cây đa, bến nước, đặc biệt là lối kiến trúc kiểu Pháp còn sắc nét. Không chỉ nổi tiếng với không gian văn hóa độc đáo, làng cổ Cự Đà còn được du khách biết đến bởi nghề truyền thống làm miến và làm tương. Trải qua bao thăng trầm của thời gian, bao biến cố của lịch sử, làng cổ Cự Đà dường như vẫn giữ được nét vẹn nguyên thuở ban đầu. Với hàng chục ngôi nhà được thiết kế theo nét kiến trúc đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ xen kẽ trong đó là những ngôi nhà được xây dựng theo lối kiến trúc Pháp, Cự Đà khiến du khách ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Bất cứ ai khi đặt chân đến Cự Đà lòng không khỏi lâng lâng, làng quê Việt Nam hàng trăm năm trước như hiện diện lại trước mắt du khách với nếp sống giản dị, cuộc sống yên bình gắn với con sông, cây đa, bến nước. Vẻ đẹp trầm mặc của ngôi làng cùng khung cảnh sinh hoạt thường nhật của người dân nơi đây khiến lòng an nhiên đến lạ. Cái bình dị, ấm áp, gần gũi của Cự Đà như một phần thân thuộc đã gắn bó từ lâu trong tiềm thức mỗi chúng ta.
Du lịch Chùa Bối Khê tại Huyện Thanh Oai - Thành phố Hà Nội
Được xây dựng từ thời Trần (khoảng năm 1338), chùa Bối Khê là ngôi chùa cổ có kiến trúc độc đáo nhất còn sót lại ở miền đất Tam Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Không những vậy, đây còn là ngôi chùa có hệ thống địa đạo từ thời kháng chiến chống Pháp còn tồn tại đến nay. Đặt chân lên đất chùa, choáng ngợp ngay trước mắt là một cổng ngũ môn bề thế và cây đa tọa lạc trên bãi đất rộng và bằng phẳng. Phía sau cổng ngũ môn là cây cầu nhỏ vắt qua con ngòi, dấu tích của dòng sông cổ Đỗ Động. Qua cầu đến tam quan là một ngôi nhà ba gian. Phía trên tam quan là gác chuông hai tầng tám mái. Khác với kiến trúc của các chùa ở đồng bằng Bắc bộ, chùa Bối Khê được bố cục theo kiểu “tiền Phật, hậu thánh”. Nơi thờ Phật được bố trí ở tòa tiền đường và tiền bái. Tiếp theo là tòa thiêu hương và thượng điện thờ đức thánh Bối. Hai bên có hai dãy hành lang dài, bày 18 pho tượng La Hán, bao quanh nhà thiêu hương và thượng điện tạo thành thế kiến trúc “nội công, ngoại quốc”. Chùa Bối Khê hiện còn lưu giữ được 58 pho tượng đẹp không kém tượng chùa Mía, chùa Dâu, chùa Thầy như tượng Ngọc Hoàng Thượng Đế, thập điện Diêm Vương, và nhất là tượng Phật Quan Âm 12 tay cao chừng 2m ngồi trên tòa sen được đặt trên một bệ đá chạm khắc hình rồng, hình chim thần, hoa lá có niên đại 1382, triều vua Trần Phế Đế.
Du lịch Đình nội Bình Đà tại Huyện Thanh Oai - Thành phố Hà Nội
Từ trung tâm thủ đô Hà Nội du khách đi về quận Hà Đông theo đường Quang Trung đến Ba La rẽ trái xuôi theo quốc lộ QL21B khoảng 7km sẽ đến Bình Đà, thuộc xã Bình Minh, huyện Thanh Oai (tỉnh Hà Tây cũ). Làng khá giàu, trước kia chủ yếu được biết tên nhờ có nghề buôn bán và sản xuất pháo, thứ hàng hóa về sau bị cấm. Đình Nội thờ Đức quốc tổ nên có tên chữ “Lạc Long Quân từ”, dân sở tại quen gọi là đình Trong. Tương truyền, ngôi đình được xây dựng từ thủa dân lập làng ven sông Đỗ Động. Cuối TK10, sứ quân Đỗ Cảnh Thạc đến đóng đồn ở Bảo Đà, xây chùa Linh Thạc và trồng một cây Trôi. Năm 1032, Vua Lý Thái Tông tổ chức lễ hội Tịch Điền đầu tiên tại cánh đồng làng Bình Đà. Trong đình hiện giữ được một số di vật quý giá như hạc thờ, sắc phong, chiêng đồng, bia đá thời Lê, thời Nguyễn. Đặc biệt có bức giá tượng cổ, chạm nổi hình Lạc Long Quân ngồi trên ngai, bao bọc bởi nhiều nam nữ túc trực và cưỡi voi ngựa, xem chèo thuyền. Theo bản thần tích soạn năm 1938 thì trên bức giá tượng còn có khắc dòng chữ Hán “Ngũ thập tử quy sơn, ngũ thập tử quy hải” (50 con về núi, 50 con về biển). Phù điêu có niên đại từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, được làm bằng gỗ phiến dài 2,8m, rộng 2,2m, dày 0,1m và đã qua mấy lần sơn son thếp vàng nên che mờ dòng chữ đó.
Kiên Đỗ
Xin chào các bạn! Tôi là Kiên Đỗ - một người yêu thích Du Lịch và Dịch Chuyển, tôi thích đi nhiều nơi và mong muốn khám phá nhiều nét văn hóa thú vị trong cuộc sống, đặc biệt là trên đất nước Việt Nam chúng ta. Tôi đã đi và trải nghiệm văn hóa của tất cả các địa phương cấp tỉnh/thành tại nước ta. Rất vui được chia sẻ theo email dulichdiaphuong@hotmail.com.
Cảm ơn bạn đã xem nội dung quảng cáo này. Xin cáo lỗi nếu đã làm phiền trải nghiệm của bạn!
Du lịch Làng Chuông - Huyện Thanh Oai -
by Du Lịch Địa Phương,
20/01/2021
1/
5stars
Nón lá làng Chuông nổi tiếng cả nước bởi độ bền, chắc và đẹp. Ngôi làng sản sinh ra sản phẩm thủ công giàu truyền thống này nằm tại huyện Thanh Oanh, Hà Nội. Từ ngã ba Ba La (Hà Đông, Hà Nội), du khách chạy xe khoảng 15 km là tới. Làng Chuông xưa kia nức tiếng về nghề nón lá truyền thống của người Việt Nam. Bởi vậy nếu có dịp, bạn nên ghé thăm vào dịp phiên họp chợ Nón. Thời gian diễn ra vào các buổi sáng ngày ngày 4,10, 14, 20, 24, 30 âm lịch hàng năm để cảm nhận một phiên chợ buôn bán tấp nập, lưu giữ những nét văn hoá cổ trong đời sống sinh hoạt làng xã của người dân. Điểm nổi bật khi bạn dừng chân đến đây là rất nhiều ngôi nhà cổ kính ngả màu theo thời gian. Không khí an yên từng ngóc ngách, từng con ngõ, ngôi nhà cho đến những khoảng sân phơi hương tạo cho bạn cảm giác bình yên, nhẹ nhàng. Dạo quanh làng Chuông, nhà nhà đều làm nghề truyền thông nón lá từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sự khéo léo, tỉ mỉ của đôi bàn tay từ trẻ con cho đến người già tạo ra những chiếc nón là xinh xắn, bền đẹp quyến rũ mọi du khách ghé thăm.