Du lịch Thế tổ Miếu - Thành phố Huế

Thế tổ Miếu ở đâu?

Thế tổ Miếu là một địa điểm du lịch tại Thành phố Huế (Tỉnh Thừa Thiên Huế thuộc vùng Bắc Trung Bộ).

Thế tổ Miếu
Du lịch Thế tổ Miếu
Năm 1821, dưới thời vua Minh Mạng, Hoàng Khảo Miếu được dời về phía Bắc khoảng 50m để nhường vị trí xây dựng Thế Tổ Miếu. Ban đầu, ngôi miếu này chỉ để thờ Thế Tổ Cao Hoàng Đế - vua Gia Long. Sau này, Thế Tổ Miếu trở thành nơi thờ hầu hết các vị vua của triều Nguyễn. Khuôn viên của Thế Tổ Miếu hình chữ nhật, diện tích khoảng trên 2ha, chiếm đến 1/18 diện tích toàn bộ các khu vực bên trong Hoàng thành và Tử Cấm thành. Bên trong khuôn viên này, bên cạnh tòa Thế Tổ Miếu là công trình chính còn có thêm các công trình khác như Thổ Công Từ, Cửu Đỉnh, Hiển Lâm Các, Canh Y điện, Tả Vu, Hữu Vu. Tòa Thế Tổ Miếu là một công trình kiến trúc gỗ rất lớn theo lối “trùng thiềm điệp ốc” đặt trên nền cao gần 1m

Đường đi Thế tổ Miếu

Xem bản đồ địa điểm Thế tổ Miếu trên Google Maps

Đặt tour du lịch tại Thế tổ Miếu - Tỉnh Thừa Thiên Huế

Đặt tour, book phòng, đặt nhà hàng, thuê ô tô, xe máy Du Lịch Thế tổ Miếu và đi các địa điểm du lịch tại Tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh/thành lân cận với xe 4 chỗ, 7 chỗ, 16 chỗ, 29 chỗ, 45 chỗ, các loại xe Limousine đời mới có máy lạnh tốt, chi phí hợp lý, có đưa đón sân bay.

Xe đưa đón sân bay tại Tỉnh Thừa Thiên Huế

Xe đưa đón từ Sân bay Phú Bài đi Huế, Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Thị xã Hương Thủy, Thị xã Hương Trà, A Lưới, Phú Lộc, Nam Đông,
Ngoài ra, chúng tôi còn có dịch vụ xe đưa đón từ Sân bay Phú Bài đi đến các địa phương lân cận như Quảng Trị, Đông Hà, Đà Nẵng, Thạnh Mỹ, Khe Sanh, Lao Bảo,

Kết luận

Trên đây là một số kiến thức và kinh nghiệm du lịch Thế tổ Miếu tại Thành phố Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế. Vì mỗi người mỗi một cách nhìn nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ quý đọc giả để chúng ta cùng chia sẻ được nhiều kiến thức, kinh nghiệm hơn. Trân trọng cảm ơn!

Các địa điểm du lịch tại Thành phố Huế

Du lịch Chùa Thiên Mụ tại Thành phố Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế

du lịch Chùa Thiên Mụ

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Tỉnh Thừa Thiên Huế

Chùa Thiên Mụ hay còn có tên gọi khác là chùa Linh Mụ, là một ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương. Chùa được khởi công xây dựng năm 1601 vào đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng. Lý giải cho cái tên “Thiên Mụ”, truyền thuyết xưa kể rằng khi chúa Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa kiêm trấn thủ Quảng Nam, ông đã đích thân đi xem xét địa thế ở đây nhằm chuẩn bị cho mưu đồ mở mang cơ nghiệp và đã bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước trong xanh uốn khúc, thế đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại ở phía ngược dòng sông Hương, ngọn đồi này có tên là đồi Hà Khê. Người dân địa phương cho biết, nơi đây ban đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi, nói với mọi người: "Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh".Nguyễn Hoàng cả mừng, vào năm 1601 đã cho dựng một ngôi chùa trên đồi, ngoảnh mặt ra sông Hương, đặt tên là "Thiên Mụ".

Du lịch Thế tổ Miếu tại Thành phố Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế

du lịch Thế tổ Miếu

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Tỉnh Thừa Thiên Huế

Năm 1821, dưới thời vua Minh Mạng, Hoàng Khảo Miếu được dời về phía Bắc khoảng 50m để nhường vị trí xây dựng Thế Tổ Miếu. Ban đầu, ngôi miếu này chỉ để thờ Thế Tổ Cao Hoàng Đế - vua Gia Long. Sau này, Thế Tổ Miếu trở thành nơi thờ hầu hết các vị vua của triều Nguyễn. Khuôn viên của Thế Tổ Miếu hình chữ nhật, diện tích khoảng trên 2ha, chiếm đến 1/18 diện tích toàn bộ các khu vực bên trong Hoàng thành và Tử Cấm thành. Bên trong khuôn viên này, bên cạnh tòa Thế Tổ Miếu là công trình chính còn có thêm các công trình khác như Thổ Công Từ, Cửu Đỉnh, Hiển Lâm Các, Canh Y điện, Tả Vu, Hữu Vu. Tòa Thế Tổ Miếu là một công trình kiến trúc gỗ rất lớn theo lối “trùng thiềm điệp ốc” đặt trên nền cao gần 1m

Du lịch Lăng Tự Đức tại Thành phố Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế

du lịch Lăng Tự Đức

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Tỉnh Thừa Thiên Huế

Được mệnh danh là một trong những công trình đẹp nhất của thời nhà Nguyễn, lăng Tự Đức là nơi yên nghỉ của ông vua thi sĩ Tự Đức. Với kiến trúc mang đậm nét tinh tế, bao bọc bởi một không gian xanh mượt của núi rừng cây cỏ, lăng Tự Đức được xây dựng phù hợp với một tâm hồn thi sĩ lãng mạn, mộng mơ nhưng không kém phần uyên bác, thâm thúy. Cảnh sắc của lăng Tự Đức tựa như một bức tranh mang đầy màu sắc cổ điển với những cây cầu bắc ngang qua con hồ nhỏ. Với những hàng thông xanh rì rào trong gió, khách du lịch sẽ được trải nghiệm trong một khoảng không gian trong lành, thoáng đãng, và không khó để có được một bức ảnh check in cực kì “cổ điển”, đậm đà màu sắc “cổ trang”.

Du lịch Chùa Từ Đàm tại Thành phố Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế

du lịch Chùa Từ Đàm

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Tỉnh Thừa Thiên Huế

Là một ngôi chùa cổ nổi tiếng ở xứ Huế, chùa này trở thành trung tâm Phật giáo quan trọng của cả nước, nhất là với các tỉnh miền Trung. Đây là ngôi chùa đã trải qua bao nhiêu biến cố của lịch sử Phật giáo Việt Nam. Vào thăm chùa du khách sẽ thấy được cấu trúc chung của chùa đặc trưng cho kiểu chùa Hội cổ kính nhưng thiết kế đơn giản và diện tích rộng rãi, cao ráo. Đây là nơi đón tiếp các vị Tôn đức lãnh đạo Phật giáo, chư vị học giả, trí thức và du khách, Phật tử trên các nước đến để tham quan, lễ Phật. Ngoài tìm hiểu về lịch sử ngôi chùa, du khách còn được chiêm ngưỡng toàn bộ kiến trúc, cảnh quan tuyệt đẹp trong chùa.

Du lịch Điện Kiến Trung tại Thành phố Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế

du lịch Điện Kiến Trung

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Tỉnh Thừa Thiên Huế

Điện Kiến Trung là một cung điện của nhà Nguyễn trong Tử Cấm thành (Huế) được vua Khải Định cho xây vào năm 1921-1923 cùng thời gian với việc xây lăng để làm nơi sinh hoạt của vua trong hoàng cung. Điện Kiến trung nằm ở điểm cực bắc của trục thần đạo xuyên qua trung tâm Tử Cấm thành. Kiểu thức điện là hợp thể phong cách Âu châu gồm kiến trúc Pháp, kiến trúc Phục hưng của Ý cùng pha thêm kiến trúc cổ truyền Việt Nam. Mặt tiền điện có trang trí những mảnh gốm sứ nhiều màu. Trước điện là vườn cảnh, có ba cầu thang đắp rồng dẫn lên thềm điện. Tầng chính trổ 13 cửa hiên: gian giữa 5 cửa, hai gian bên mỗi gian 3 cửa, hai góc điện mỗi bên hai cửa nữa làm nhô ra hẳn. Tầng trên là gác, làm cùng một thể thức như tầng chính. Trên cùng là mái ngói có hàng lan can trang trí theo phong cách Việt Nam.

Du lịch Hưng Tổ Đế tại Thành phố Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế

du lịch Hưng Tổ Đế

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Tỉnh Thừa Thiên Huế

Nằm ở phía Tây Nam Hoàng thành Huế, Hưng Tổ Miếu hay Hưng Miếu (Hưng nghĩa là khởi nghiệp, nghĩa khác là thịnh vượng) là ngôi miếu thờ Thế tử Nguyễn Phúc Luân (hay Nguyễn Phúc Côn) và bà Nguyễn Thị Hoàn – song thân của vua Gia Long. So với nhiều công trình khác của Hoàng thành Huế, Hưng Tổ Miếu có lịch sử khá đặc biệt. Theo sử sách, nguyễn Phúc Luân đáng lẽ là người lên ngôi chúa, nhưng bị quyền thần Trương Phúc Loan giam vào ngục và mất tại nhà riêng. Sau khi lên ngôi năm 1802, vua Gia Long tìm lại mộ cha và cho xây miếu để thờ.

Du lịch Chùa Diệu Đế tại Thành phố Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế

du lịch Chùa Diệu Đế

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Tỉnh Thừa Thiên Huế

Chùa do vua Thiệu Trị cho xây dựng với quy mô đồ sộ trên nền phủ đệ cũ của nhà vua. .Chùa Diệu Đế vẫn giữ được nét cổ kính, những công trình kiến trúc độc đáo vẫn còn được giữ lại. Khuôn viên chùa rộng rãi, chùa nằm gọn giữa bốn đường: phía trước là đường Bạch Đằng, phía sau là đường Tô Hiến Thành, bên trái là con đường mang tên chùa Diệu Đế, và bên phải là đường Chùa Ông. Về tổng quan, chùa có diện tích khá rộng, ngoài cùng là cổng Tam Quan hai tầng, phía trên có lầu Hộ Pháp. Sau cổng Tam Quan là con đường được lát gạch Bát Tràng với hai bên phủ bóng cây mát dẫn lối vào khu Chính điện.

Du lịch Chùa Thiên Lâm tại Thành phố Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế

du lịch Chùa Thiên Lâm

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Tỉnh Thừa Thiên Huế

Không giống như những ngôi chùa Phật giáo Bắc Tông với cổng tam quan dẫn vào vườn thiền, chùa Thiền Lâm lại có cổng vào mang phong cách Phật giáo Nam tông nhẹ nhàng, với những chi tiết ấn tượng, cùng với màu vàng chủ đạo, màu sắc tâm linh của chùa, nhưng bên cạnh đó, chất thiền vẫn thể hiện rõ trong các công trình kiến trúc, không gian của ngôi chùa. Có thể nói chùa Thiền Lâm Huế là ngôi cổ tự duy nhất theo phái Nam Tông được kế thừa từ kiến trúc truyền thống của các quốc gia Phật giáo trên thế giới, rất khác biệt so với những ngôi chùa ở Huế.

Du lịch Điện Voi Ré tại Thành phố Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế

du lịch Điện Voi Ré

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Tỉnh Thừa Thiên Huế

Điện Voi Ré là nơi tôn vinh loài voi, một con vật thiết yếu trong chiến tranh và vận chuyển thời xưa một cái tên rất ấn tượng đối với người dân thành phố Huế, nó bắt nguồn từ một truyền thuyết về lòng trung thành, tính mến chủ của một con vật nô bộc có nghĩa đã được nhân dân tôn sùng như vị thần linh, trong điện thờ có bài vị của 4 con voi dũng cảm nhất với những công trạng hiển hách dưới triều đại nhà Nguyễn đã được phong tước Đô Đốc như:Tượng Ré, Tượng Bích, Tượng Nhĩ và Tượng Bôn

Du lịch Chùa Từ Hiếu tại Thành phố Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế

du lịch Chùa Từ Hiếu

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Tỉnh Thừa Thiên Huế

Năm 1843, sau khi từ chức "Tăng Cang Giác Hoàng Quốc Tự" và trao quyền điều hành chùa Bảo Quốc cho pháp đệ là Nhất Niệm, Hoà thượng Nhất Ðịnh đã đến đây khai sơn, dựng "Thảo Am An Dưỡng" để tịnh tu và nuôi dưỡng mẹ già. Hoà thượng Nhất Ðịnh nổi tiếng là người con có hiếu, tương truyền có lần mẹ già bị bệnh rất nặng, hàng ngày ông lo thuốc thang nhưng bà vẫn không khỏi. Có người ái ngại khuyên ông nên mua thêm thịt cá để tẩm bổ cho mẹ, có làm được điều đó mới mong bà chóng hồi sức. Nghe xong, mặc thiên hạ đàm tiếu chê bai, thiền sư vẫn chống gậy băng rừng lội bộ xuống chợ cách đó hơn 5 km để mua cá mang về nấu cháo cho mẹ già ăn. Câu chuyện vang đến tai Tự Đức vốn là vị vua rất hiếu thảo với mẹ, vua rất cảm phục trước tấm lòng của sư Nhất Định nên ban cho "Sắc tứ Từ Hiếu tự". Chùa được mang tên Từ Hiếu từ đó.

Du lịch Kinh thành Huế tại Thành phố Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế

du lịch Kinh thành Huế

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Tỉnh Thừa Thiên Huế

Kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc hệ thống di sản văn hóa cố đô Huế bao gồm quần thể Di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn và Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế... Năm 1993 quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Kinh thành Huế là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất ở Huế. Nơi đây còn lưu giữ kiến trúc độc đáo và nhiều hiện vật quý giá của giai đoạn phong kiến vàng son lộng lẫy một thời.

Du lịch Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Thành phố Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế

du lịch Bảo tàng Hồ Chí Minh

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Tỉnh Thừa Thiên Huế

Di sản Hồ Chí Minh - Những năm tháng Bác Hồ ở Huế dưới góc độ “vật thể” là hệ thống di tích của Người để lại. Đến nay theo thống kê ở Thừa Thiên Huế có khoảng 20 di tích và địa điểm di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đó có 04 di tích được Nhà nước xếp hạng là Di tích lịch sử cấp Quốc gia: Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại 112 Mai Thúc Loan (số mới 158), trường Quốc Học - Huế, Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở làng Dương Nỗ, Đình làng Dương Nỗ và 05 di tích cấp Tỉnh. Về di sản “phi vật thể” có hàng ngàn tư liệu thành văn và dân gian viết về Người, nói về Người, hồi ức của chính Người về thời kỳ ở Huế và tấm lòng của Bác Hồ với Thừa Thiên Huế, Thừa Thiên Huế với Bác Hồ.

Du lịch Bảo tàng đồ sứ kí thời Nguyễn tại Thành phố Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế

du lịch Bảo tàng đồ sứ kí thời Nguyễn

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Tỉnh Thừa Thiên Huế

Bảo tàng Đồ sứ kí kiểu thời Nguyễn còn cho người xem có cái nhìn rõ nét về một thời kì lịch sử để thấy được toàn cảnh thịnh – suy của các đời Vua. Đơn cử dưới thời vua Gia Long, lo lập triều nên đồ sứ không phong phú. Đời vua Minh Mạng do mở rộng giao lưu với phương Tây nên vật dụng rất phong phú và bắt đầu mang hơi hướng hiện đại. Đến đời vua Thiệu Trị là thời quốc gia thịnh vượng, do đó tính nghệ thuật trong đồ sứ cũng được đầu tư và chú trọng. Tại bảo tàng Đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn những năm qua cũng đã ra mắt triển lãm bộ sưu tập đồ thủ công mỹ nghệ với các vật phục vụ “tứ thú” của người xưa và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh hoa một thời của các triều đại phong kiến Việt Nam. Ngoài ra, nhiều hiện vật đặc sắc nơi đây cũng đã vinh dự xuất hiện ở nhiều triển lãm trên thế giới.

Du lịch Bảo tàng Bảo Vật Cố Đô tại Thành phố Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế

du lịch Bảo tàng Bảo Vật Cố Đô

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Tỉnh Thừa Thiên Huế

Bảo tàng ra đời sớm nhất ở mảnh đất cố đô năm 1923 . Bảo tàng cổ vật cung đình Huế hiện còn có tới 700 hiện vật gồm gốm mộc, gốm tráng men từ thời nhà Lý đến thời nhà Nguyễn. Ngoài ra còn có gốm sứ Trung Hoa, Nhật Bản, Pháp… Có thể nói bảo tàng là một bộ sưu tập gốm sứ của triều Nguyễn và các nước. Ngoài các hiện vật được trưng bày, bảo tàng còn cất giữ hàng ngàn hiện vật khác. Nhiều nhất ở đây là đồ sứ men lam, còn gọi là đồ cổ “pháp lam Huế”.

Du lịch Lăng vua Đồng Khánh tại Thành phố Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế

du lịch Lăng vua Đồng Khánh

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Tỉnh Thừa Thiên Huế

Khu vực lăng mộ lại quay về hướng đông-đông nam, lấy núi Thiên Thai làm tiền án.Nếu tượng các quan viên ở lăng Tự Đức được tạc bằng đá với cỡ người quá thấp, thì ngược lại, tượng các quan viên ở lăng Đồng Khánh chỉ được đắp bằng voi gạch với dáng cao nhưng gầy. kiến trúc lăng mộ hầu như Âu hóa hoàn toàn từ đặc trưng kiến trúc, mô-tip trang trí đến vật liệu xây dựng. Bi đình là sự biến thể của kiến trúc Châu Âu pha trộn với kiến trúc Á Đông, tượng Quan viên cao, gầy đắp bằng xi măng và gạch thay cho tượng đá, ngói ardoise thay cho ngói hoàng lưu ly, gạch ca-rô thế cho gạch bát tràng.

Du lịch Đàn Nam Giao tại Thành phố Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế

du lịch Đàn Nam Giao

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Tỉnh Thừa Thiên Huế

Đàn Nam Giao triều Nguyễn là nơi các vua nhà Nguyễn tổ chức lễ tế trời đất vào mùa xuân, thuộc phường Trường An, thành phố Huế. Đây là đàn Nam Giao duy nhất còn hiện hữu (dù trong tình trạng không còn nguyên vẹn) ở Việt Nam, cũng là đàn tế duy nhất còn tồn tại trong số nhiều đàn tế cổ ở Huế. Đàn Nam Giao triều Nguyễn được xây dựng trên khuôn viên hình chữ nhật có diện tích 103.350m² với chiều rộng (hai cạnh bắc nam) là 265m và chiều dài (hai cạnh đông tây) là 390. Bốn mặt khuôn viên đều trổ cửa theo bốn hướng đông, tây, nam, bắc trong đó cửa nam là cửa chính. Trước mỗi cửa đều xây bình phong, mỗi bình phong rộng 12,5m, cao 3,2m, dày 0,8m, được xây bằng đá, nay chỉ còn ba bức ở các phía đông, nam, tây. Bao bọc lấy khu đàn tế là một vòng tường xây bằng đá bazan, cao 1,6m nhưng đã bị triệt phá từ lâu. Trong lịch sử Việt Nam, đây là đàn tế Giao to lớn nhất.

Du lịch Đền Huyền Trân Công Chúa tại Thành phố Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế

du lịch Đền Huyền Trân Công Chúa

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Tỉnh Thừa Thiên Huế

Xứ Huế từ lâu được nhìn nhận là một trong ba trung tâm Phật giáo lớn nhất ở Việt Nam, bởi vậy tầm ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống tinh thần cũng như vật chất của người dân nơi đây được thể hiện rất rõ ràng và nổi bật. Trung tâm văn hóa Huyền Trân vì vậy cũng hội tụ rất nhiều tinh hoa từ những giá trị văn hóa đó kết hợp với kiến trúc cung đình. Đó là sự trầm mặc, u tịch của kết cấu các công trình hòa lẫn trong rừng thông bát ngát, xen vào đó là sự giản đơn với những lu nước mưa trong vắt, những loài hoa hữu sắc vô hương. Trong miền thanh tịnh của tiếng tụng kinh, gõ mõ, ta bắt gặp lối nhà vườn ba gian, có hòn non bộ trước cửa ra vào làm bình phong và xung quanh là những chậu bon sai, những giò phong lan đa chủng loại như mời gọi một chút tò mò, ưa khám phá của du khách.

Du lịch Cung An Định tại Thành phố Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế

du lịch Cung An Định

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Tỉnh Thừa Thiên Huế

Cung An Định là một trong những công trình kiến trúc đánh dấu sự giao thoa Đông - Tây đầu thế kỷ 20. Thời gian trôi qua liên tục tất cả mọi vạn vật đều thay đổi, nhưng cung điện cổ của vua Khải Định vẫn luôn giữ được những dấu ấn đậm nét trong lòng người dân Huế nói riêng và người dân Việt Nam nói chung. Đây là cung điện riêng của vua Khải Định từ khi còn là thái tử đến khi làm vua, sau này được Bảo Đại thừa kế và từng sống ở đây sau khi thoái vị.

Du lịch Lầu Tứ phương vô sự tại Thành phố Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế

du lịch Lầu Tứ phương vô sự

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Tỉnh Thừa Thiên Huế

Nổi bật trên nền Bắc Khuyết Đài, ở vị trí cao nhất của phía bắc Hoàng thành, lầu Tứ Phương Vô Sự là một công trình kiến trúc đặc biệt trong tổng thể kiến trúc cung đình Huế. Mang đặc điểm chung của kiến trúc phương Đông, hoa viên bao giờ cũng đặt phía sau của Hoàng cung, xưa kia toàn bộ mặt nước hồ Nội Kim Thủy, nối suốt từ vườn Cơ Hạ ở phía Đông đến cung Trường Ninh ở phía tây đều là ngự viên của triều Nguyễn với tên gọi Hậu Hồ. Một dãi mặt nước mênh mông nhấp nhô những đảo, những đình, đài, lầu, các, tạ, lang, kiều…giao hòa cùm sum suê cây, lá, hoa, cỏ. Cũng có thể xem đây là đỉnh cao của kiến trúc vườn cung đình Việt Nam.

Du lịch Quốc Tử Giám tại Thành phố Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế

du lịch Quốc Tử Giám

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Tỉnh Thừa Thiên Huế

Trường Quốc Tử Giám Huế là di tích trường Đại Học thời phong kiến duy nhất còn tồn tại ở Việt Nam, Đến với Văn Miếu hay Trường Quốc Tử Giám Huế bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên với sự cổ kính và lịch sử học tập của những con người nơi đây. Đến đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng 32 tấm bia khắc tên 293 tiến sĩ triều Nguyễn bắt đầu từ khoa thi đầu tiên năm Minh Mạng đến khoa thi cuối cùng vào năm Khải Định.

Du lịch Đồi Vọng Cảnh tại Thành phố Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế

du lịch Đồi Vọng Cảnh

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Tỉnh Thừa Thiên Huế

Đồi Vọng Cảnh được biết đến với vẻ đẹp hoàn hảo kết hợp giữa thiên nhiên sông nước và đồi núi của xứ Huế mơ mộng. Đồi Vọng Cảnh từng là nơi các vị vua nhà Nguyễn chọn làm điểm dừng chân nghỉ ngơi và vãn cảnh. Bao quanh đồi là hệ thống các lăng tẩm của các vua triều Nguyễn như: lăng Đồng Khánh, lăng Tự Đức, lăng Thiệu Trị, lăng Xương Thọ, lăng bà Thánh Cung,…Trải qua nhiều biến cố lịch sử, ngày nay nơi đây vẫn là một điểm tham quan ấn tượng của nhiều du khách ghé thăm để khám về lịch sử Đồi Vọng Cảnh nổi tiếng.

Du lịch Cầu Trường Tiền tại Thành phố Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế

du lịch Cầu Trường Tiền

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Tỉnh Thừa Thiên Huế

Cũng như cầu Long Biên bắc qua sông Hồng ở Hà Nội, cầu Trường Tiền là cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hương ở Huế, ngay sát kinh thành. Đây cũng là một trong những cây cầu đầu tiên được xây dựng ở Đông Dương vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX theo kỹ thuật và vật liệu mới của phương Tây với kết cấu thép. Trải qua những thăng trầm lịch sử, với vẻ duyên dáng của mình, cầu Trường Tiền và dòng sông Hương thơ mộng trở thành cảm hứng vô tận cho giới văn nghệ sĩ và là niềm tự hào của nhũng người con cố đô.

Du lịch Ca Huế Trên Sông Hương tại Thành phố Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế

du lịch Ca Huế Trên Sông Hương

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Tỉnh Thừa Thiên Huế

Ca Huế trên sông Hương là một loại hình nghệ thuật đặc sắc của vùng đất Cố đô Huế. Bao gồm khoảng trên 80 làn điệu, bài bản của dòng âm nhạc dân gian, âm nhạc thính phòng và một phần Nhã nhạc cung Huế. Ca Huế mang âm điệu hài hòa hòa giữa con người, âm nhạc với sông nước và cảnh vật của dòng sông Hương thơ mộng.

Du lịch Hồ Tĩnh Tâm tại Thành phố Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế

du lịch Hồ Tĩnh Tâm

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Tỉnh Thừa Thiên Huế

Đến với hồ Tịnh Tâm chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy ba hòn đảo nhỏ với ba cái tên đó là: Bồng Lai, Phương Trượng và Doanh Châu. Hồ Tịnh Tâm vừa là một di tích kiến trúc, vừa là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Cố đô Huế. Đặc biệt hơn, đây là một tổng thể kiến trúc cung đình gồm nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật khác nhau, được phân bố đan xen giữa một ví trí mà thiên nhiên hết sức ưu ái.

Du lịch Núi Ngự BÌnh tại Thành phố Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế

du lịch Núi Ngự BÌnh

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Tỉnh Thừa Thiên Huế

Cùng với sông Hương, núi Ngự Bình là biểu tượng tuyệt vời của du lịch Huế. Không hùng vĩ, cheo leo, gập ghềnh như những ngọn núi khác. Núi Ngự Bình Huế xưa nay chỉ toát lên vẻ trầm mặc, thanh thoát và hữu tình, giống như tâm hồn lãng mạn của người dân xứ Huế. Núi Ngự đã và đang dần trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách yêu thích thiên nhiên, muốn tận hưởng khí hậu trong lành. Núi Ngự Bình Huế không cao, không cheo leo, gập ghềnh nhưng lại mang dáng vẻ của một con người trầm tư mặc tưởng, thanh thoát đến lâng lâng hồn người. Vào những ngày đẹp trời, leo núi Ngự Bình và đứng trên đỉnh, vừa có thể lắng nghe tiếng thông reo vừa được thu vào tầm mắt toàn cảnh đất trời bao la của Cố đô Huế từ trên cao với sông nước, cỏ cây, cung điện, chùa chiền, lăng tẩm…

Du lịch Chợ Đông Ba tại Thành phố Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế

du lịch Chợ Đông Ba

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Tỉnh Thừa Thiên Huế

Nếu bạn đang định tìm một địa điểm du lich Huế để ăn uống, mua sắm thì đích thị là chợ Đông Ba rồi, chợ không chỉ nhằm mục đích bán các mặt hàng thiết yếu cho người dân mà còn thu hút rất đông du khách đến tham quan, mua sắm. Chợ Đông Ba cũng chính là khu chợ có nét văn hóa lâu đời nhất của thành phố Huế, dù chỉ là một khu chợ bé nhỏ nhưng có thể bạn phải dành đến nửa ngày để có thể lê la hàng quán, ăn hết những món ngon rồi mua một vài món đặc sản Huế làm quà.

Du lịch Nhà thờ Phủ Cam tại Thành phố Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế

du lịch Nhà thờ Phủ Cam

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Tỉnh Thừa Thiên Huế

Nằm trong số top các địa điểm du lịch Huế nổi tiếng nhất không thể bỏ quan nhà thờ Phủ Cam, được biết đến là nơi lên hình đẹp như trời Tây ở Huế. Được xây dựng từ năm 1682, nhưng mãi đến năm 2000 mới là hoàn thiện như lúc bấy giờ. Nhà thờ Phủ Cam có ý nghĩa rất lớn với người dân xứ Huế, là thánh đường có lịch sử lâu đời, gắn liền với văn hóa tôn giáo hàng trăm năm qua.

Du lịch Đại Nội Huế tại Thành phố Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế

du lịch Đại Nội Huế

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Tỉnh Thừa Thiên Huế

Hoàng thành Huế hay Thuận Hóa hoàng thành (chữ Hán: 順化皇城) hay còn được gọi là Đại Nội (chữ Hán: 大內), là vòng thành thứ hai bên trong Kinh thành Huế, có chức năng bảo vệ các cung điện quan trọng nhất của triều đình, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn và bảo vệ Tử Cấm thành - nơi dành riêng cho vua và hoàng gia. Người ta thường gọi chung Hoàng thành và Tử Cấm thành là Đại Nội. Hoàng thành được xây dựng năm 1804, nhưng mãi đến năm 1833 đời vua Minh Mạng mới hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống cung điện với khoảng 147 công trình. Hoàng thành có mặt bằng gần vuông, mỗi bề khoảng 600 mét, xây bằng gạch, cao 4m, dày 1m, xung quanh có hào bảo vệ, có 4 cửa để ra vào: Cửa chính (phía Nam) là Ngọ Môn, phía Đông có cửa Hiển Nhơn, phía Tây có cửa Chương Đức, phía Bắc có cửa Hòa Bình. Các cầu và hồ được đào chung quanh phía ngoài thành đều có tên Kim Thủy.

bản đồ du lịch Tỉnh Thừa Thiên Huế
Du lịch Thế tổ Miếu - Thành phố Huế - by , 20/01/2021
1/ 5stars
Năm 1821, dưới thời vua Minh Mạng, Hoàng Khảo Miếu được dời về phía Bắc khoảng 50m để nhường vị trí xây dựng Thế Tổ Miếu. Ban đầu, ngôi miếu này chỉ để thờ Thế Tổ Cao Hoàng Đế - vua Gia Long. Sau này, Thế Tổ Miếu trở thành nơi thờ hầu hết các vị vua của triều Nguyễn. Khuôn viên của Thế Tổ Miếu hình chữ nhật, diện tích khoảng trên 2ha, chiếm đến 1/18 diện tích toàn bộ các khu vực bên trong Hoàng thành và Tử Cấm thành. Bên trong khuôn viên này, bên cạnh tòa Thế Tổ Miếu là công trình chính còn có thêm các công trình khác như Thổ Công Từ, Cửu Đỉnh, Hiển Lâm Các, Canh Y điện, Tả Vu, Hữu Vu. Tòa Thế Tổ Miếu là một công trình kiến trúc gỗ rất lớn theo lối “trùng thiềm điệp ốc” đặt trên nền cao gần 1m