29 địa điểm du lịch chùa tại Thành phố Hà Nội

Du lịch chùa là một loại hình du lịch khá phổ biến tại Thành phố Hà Nội. Có thể 29 địa điểm du lịch này bạn vẫn chưa ghé thăm. Vậy, hãy cùng dulichdiaphuong tìm hiểu về 29 địa điểm du lịch chùa tại Thành phố Hà Nội qua bài viết này nhé!

1. Du lịch Chùa Trấn Quốc tại Quận Tây Hồ - Thành phố Hà Nội

du lịch Chùa Trấn Quốc

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Thành phố Hà Nội

Đây là một địa điểm du lịch chùa khi bạn đến với Thành phố Hà Nội. Chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, là điểm thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử, khách tham quan, du lịch trong và ngoài nước. Chùa cũng từng là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời Lý và thời Trần. Điều đặc biệt ở chùa Trấn Quốc là Bảo tháp lục độ đài sen có 11 tầng và cao 15m. Mỗi tầng tháp có 6 ô cửa hình vòm, trong mỗi ô đặt một pho tượng Phật A Di Đà bằng đá quý. Đỉnh tháp cũng có đài sen 9 tầng cũng bằng đá quý.

2. Du lịch Chùa Quảng Bá tại Quận Tây Hồ - Thành phố Hà Nội

du lịch Chùa Quảng Bá

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Thành phố Hà Nội

Đây là một địa điểm du lịch chùa khi bạn đến với Thành phố Hà Nội. Ngôi chùa cổ là một trong những di tích lịch sử văn hóa và danh thắng nổi tiếng ở phía đông Hồ Tây. Tương truyền chùa được xây dựng vào thời Lý, do Thiền sư Ngô An (1019 - 1088) người làng khởi lập. Ðến thời Lê, năm Vĩnh Tộ thứ 10 (1628), chùa được xây dựng lại. Chùa còn có ba pho tượng quý giá là bà Nguyễn Thị Ngọc Tú, tượng Nguyễn Kim (ông nội bà Tú), tượng Nguyễn Hoàng (cha đẻ bà Tú) mà ở các chùa khác không có. Ðến Quảng Bá, du khách đi trên những con đường nhỏ quanh co, hai bên là những vườn quất cảnh với các "thế" được uốn tỉa công phu; những chùm quả xanh đang dần chín vàng, làm đẹp cho muôn nhà khi Tết đến - Xuân về.

3. Du lịch Chùa Tĩnh Lâu tại Quận Tây Hồ - Thành phố Hà Nội

du lịch Chùa Tĩnh Lâu

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Thành phố Hà Nội

Đây là một địa điểm du lịch chùa khi bạn đến với Thành phố Hà Nội. Chùa thuộc phường Hồ Khẩu, phủ Phụng Thiên, Thăng Long xưa, nay thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội. Tương truyền chùa có nguồn gốc ban đầu là một am thờ các vương tôn quí tộc thời Lý, sau trở thành nơi thờ Phật do các sãi trông nom hương khói, gọi nôm là chùa Sãi, sau dần dân làng gọi chệch ra là chùa Sải. Chùa đã được công nhận xếp hạng di tích lịch sử ngày 28/6/1995. Vãn cảnh chùa Tĩnh Lâu bạn sẽ cảm thấy thanh tịnh, xua toan đi mọi mệt mỏi lo toan của cuộc sống và khám phá về những nét đẹp văn hóa, truyền thống nơi đây.

4. Du lịch Chùa Thiên Niên tại Quận Tây Hồ - Thành phố Hà Nội

du lịch Chùa Thiên Niên

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Thành phố Hà Nội

Đây là một địa điểm du lịch chùa khi bạn đến với Thành phố Hà Nội. Chùa Thiên Niên nằm sát bờ hồ Tây, thuộc làng Trích Sài, phường Bưởi, giáp ranh với phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Chùa Thiên Niên có tên chữ là Thiên Niên Cổ tự ( Chùa cổ Thiên Niên) , chùa còn có tên là chùa Sài và tên địa phương gọi là Chùa Trích Sài. Chùa chủ yếu thờ Phật, ngoài ra còn thờ Mẫu và hợp tự thờ Bà Chúa dệt lĩnh Phan Thị Ngọc Đô, thứ phi của Lê Thánh Tông, là người đã truyền nghề dệt lĩnh cho cả vùng Bái Ấn, Nghĩa Đô, Trích Sài… Hàng năm đến ngày 5 tháng giêng âm lịch, dân làng tổ chức lễ hội để tưởng nhớ Bà. Ngoài ra, chùa còn thờ Đà Quốc công Mạc NGọc Liễn là người đã đóng góp nhiều ruộng để xây dựng chùa ở thời Mạc. Chùa được công nhận là DI tích lịch sử- văn hóa năm 1992.

5. Du lịch Chùa Bồ Đề tại Quận Long Biên - Thành phố Hà Nội

du lịch Chùa Bồ Đề

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Thành phố Hà Nội

Đây là một địa điểm du lịch chùa khi bạn đến với Thành phố Hà Nội. Chùa Bồ Đề nằm ở phố Phú Viên, Phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội, cách bờ bắc cầu Chương Dương khoảng 500m về phía Nam. Nơi chùa chính thờ Phật pháp, vương triều Nhà Trần, tam toà thánh Mẫu. Chùa Bồ Đề còn có tên gọi là Thiên Sơn tự. Hiện nay, Chùa đã được tu bổ, tôn tạo khang trang, có quang cảnh mát mẻ, thoáng đãng, gồm nhiều công trình như: chùa chính, nhà tổ, điện mẫu, nhà khách, khu mộ tháp, bếp và các công trình phụ trợ khác. Đáng chú ý là chùa Bồ Đề còn lưu giữ được nhiều di vật quý như: câu đối, hoành phi, cửa võng thiều châu, khám thờ và đặc biệt là 4 tấm bia đá có niên đại: Hoằng Định Thứ 15, Minh mệnh thứ 19, Thành thái thứ 17, Khải định thứ 5. Không chỉ nổi tiếng về cảnh quan cổ kính, Chùa Bồ Đề còn là "mái ấm tình thương", cưu mang, nuôi dưỡng các em bé mồ côi, người già neo đơn, cơ nhỡ; thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến thăm quan.

6. Du lịch Chùa Hà tại Quận Cầu Giấy - Thành phố Hà Nội

du lịch Chùa Hà

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Thành phố Hà Nội

Đây là một địa điểm du lịch chùa khi bạn đến với Thành phố Hà Nội. Chùa Hà nằm tại con phố nhỏ cùng tên “Chùa Hà” dọc đường Cầu Giấy, Hà Nội. Ngôi chùa được công đức xây dựng từ thời vua Lý Thánh Tông (1054 – 1072). Đây chính là nơi nổi tiếng linh ứng những lời sở nguyện cầu duyên của dân chúng bốn phương. Đến chùa Hà, bạn sẽ thấy ngôi chùa được kết cấu thành từng khu riêng biệt với những ban thờ Phật và ban thờ Thánh Mẫu. Người dân tới đây thường thể hiện tín ngưỡng tâm linh cầu nguyện trước các vị Đức Ông, Đức Thánh Hiền, các vị Phật và tam tòa Thánh Mẫu để cầu được bình an, duyên tình trọn vẹn. Khi bước sang Đình Bối Hà, bạn sẽ thấy ban thờ thành hoàng làng Triệu Chí Thành, vị tướng thời Triệu Việt Vương (năm 550 thế kỷ thứ VI), người đã có công đánh đuổi giặc Lương bảo toàn lãnh thổ của dân tộc.

7. Du lịch Chùa Linh Quang tại Quận Đống Đa - Thành phố Hà Nội

du lịch Chùa Linh Quang

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Thành phố Hà Nội

Đây là một địa điểm du lịch chùa khi bạn đến với Thành phố Hà Nội. Chùa Linh Quang được xây dựng ở đầu làng Công Đình, xã Đình Xuyên. Công Đình xưa vốn là vùng đất cổ có sông Thiên Đức từ dòng nhánh của sông Nhị Hà chảy qua. Hiện nay trong chùa còn lưu giữ được một tấm bia có niên hiệu Cảnh Hưng 7 (1746) triều Lê có đề “…Từng nghe Phật là đấng chí linh tối huyền tối diệu…con người ta trưởng thành vốn nhờ cửa phật mà sinh tộc lớn, phúc ẩm tiền nhân…”. Chùa có lịch sử xây dựng từ khá sớm. Căn cứ vào tấm bia sớm nhất của chùa có niên hiệu Cảnh Hưng thứ 7 (1746) và tấm sắc phong cho thần Cây Gạo Đại Vương có niên hiệu Cảnh Hưng thứ nhất (1740) có thể khẳng định được rằng chùa Linh Quang được xây dựng vào thời Lê. Chùa quay hướng Tây, kết cấu theo hình chữ đinh, gồm tiền đường và thượng điện. Bao quanh chùa là sân và vườn với nhiều cây cảnh, cây thông nhỏ cùng với các nếp nhà ngang dọc như nhà tổ, nhà mẫu. Chùa chính được xây dựng trên một nền cao, mái lợp ngói ta, giữa bờ nóc đắp một bức đại tự đề ba chữ “Linh Quang Tự”. Hiện chùa còn lưu giữ được nhiều pho tượng quý. Chùa Linh Quang được Bộ Văn hoá Thông tin và Thể thao ra quyết định xếp hạng di tích Kiến trúc Nghệ thuật năm 1992.

8. Du lịch Chùa Đồng Quang tại Quận Đống Đa - Thành phố Hà Nội

du lịch Chùa Đồng Quang

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Thành phố Hà Nội

Đây là một địa điểm du lịch chùa khi bạn đến với Thành phố Hà Nội. Chùa tọa lạc tại số 15, ngõ 119, phố Tây Sơn, quận Đống Đa, TP. Hà Nội. Dưới thời Lê Trung Hưng, khu vực này là trường thi Bác cử – trường thi võ chọn người tài dưới triều Lê – Trịnh, và sau là chiến trường trong trận Đống Đa năm Kỷ Dậu (1789). Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

9. Du lịch Chùa Phúc Khánh tại Quận Đống Đa - Thành phố Hà Nội

du lịch Chùa Phúc Khánh

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Thành phố Hà Nội

Đây là một địa điểm du lịch chùa khi bạn đến với Thành phố Hà Nội. Chùa thường được gọi là chùa Sở, tọa lạc tại số 382 phố Tây Sơn, phương Thịnh Quang, quận Đống Đa, TP. Hà Nội. Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia năm 1988.

10. Du lịch Chùa Phụng Thánh tại Quận Đống Đa - Thành phố Hà Nội

du lịch Chùa Phụng Thánh

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Thành phố Hà Nội

Đây là một địa điểm du lịch chùa khi bạn đến với Thành phố Hà Nội. Chùa Phụng Thánh hiện ở ngõ cống Trắng, phố Khâm Thiên, phường Trung Phụng, quận Đống Đa, Hà Nội. Di tích được dựng trên một khu đất bằng phẳng và có một khuôn viên rộng lớn bao quanh. Chùa quay mặt về hướng Nam, trông ra hồ nước rộng. Trước đây, di tích bao gồm Tam quan, chùa chính, nhà tổ, nhà ngang, sân sạch và khu vườn rộng bao quanh. Do sự phát triển dân cư, Tam quan chùa không còn, nên lối vào chùa là một lối nhỏ, cửa gỗ dẫn vào hành lang nhà tổ và nhà mẫu. Các bộ phận kiến trúc chùa Phụng Thánh được xếp đặt trên trục Bắc – Nam. Sau chùa chính là sân gạch vuông dẫn tới nhà tổ, hai dây dải vì nằm song song với hậu cung chùa và và sân gạch tới hiên trước nhà tổ. Chùa chính thờ Phật, trong chùa lưu giữ 29 pho tượng tròn, trong số đó có 21 tượng hệ Phật điện, 8 pho tượng Mầu, 2 quả chuông đồng, đồ gốm sứ, đồ gỗ, các bức đại tự, câu đối sơn son thếp vàng, bia đá. Chùa vẫn bảo lưu được nhiều nét đẹp của kiến trúc truyền thống, đó là sự hài hòa giữa kiến trúc và cảnh quan, giữa các bộ phận kiến trúc với nhau. Các pho tượng cô cố giá trị là những tác phẩm nghệ thuật điển hình của thời Nguyễn. Chùa đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng Di tích kiến trúc – nghệ thuật ngày 16/11/1988.

11. Du lịch Chùa Tam Huyền tại Quận Thanh Xuân - Thành phố Hà Nội

du lịch Chùa Tam Huyền

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Thành phố Hà Nội

Đây là một địa điểm du lịch chùa khi bạn đến với Thành phố Hà Nội. Chùa Tam Huyền tên chữ là Sùng Phúc tự ở số 47, ngõ 117 đường Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Hạ Đình và Thượng Đình có tên nôm chung là Mọc (Nhân Mục Cựu), một vùng đất cổ bên bờ sông Tô Lịch, phía Tây – Nam kinh thành Thăng Long xưa. Theo thư tịch cổ, chùa Tam Huyền được xây dựng từ thời Lý, thế kỷ XI – XIII để cầu phúc cho dân làng đồng thời gắn liền với nhân vật lịch sử là Tăng quan Đô sát Từ Vinh, thân phụ của Thiền sư Từ Đạo Hạnh (Từ Lộ). Thiền sư Từ Đạo Hạnh là người đã đắc đạo, nổi tiếng đương thời, nên các triều đại phong kiến đều ban sắc phong làm phúc thần, do đó nhân dân địa phương đã tôn Từ Vinh làm Thánh phụ, thờ tại chùa Tam Huyền. Hiện nay chùa còn bảo lưu được một số di vật có giá trị như một số bi ký, câu đối tạc bằng đá, ngưỡng cửa đá thời Lê.

12. Du lịch Chùa Non Nước tại Huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội

du lịch Chùa Non Nước

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Thành phố Hà Nội

Đây là một địa điểm du lịch chùa khi bạn đến với Thành phố Hà Nội. Chùa Non Nước hay Sóc Thiên Vương Thiền Tự là ngôi chùa cổ nằm trong quần thể khu di tích đền Sóc, từ chân núi lên đến đây bạn phải đi qua quãng đường hơn 110 mét. Tuy mới khánh thành chưa được vài năm nhưng quần thể kiến trúc hoành tráng này luôn là địa điểm du lịch ở Sóc Sơn về tâm linh được nhiều người yêu thích. Không những thế chùa còn ngự ở thế ngai vàng do nằm chính giữa dãy núi hình vòng cung, tầm view nhìn xuống dưới tuyệt đẹp, rất thích hợp để vãn cảnh thanh tĩnh.

13. Du lịch Chùa Đức Hậu tại Huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội

du lịch Chùa Đức Hậu

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Thành phố Hà Nội

Đây là một địa điểm du lịch chùa khi bạn đến với Thành phố Hà Nội. Du lịch Hà Nội muốn tìm hiểu văn hóa và kiến trúc truyền thống thì bạn đừng quên đến ngôi chùa nổi tiếng nằm ở ngoại thành này. Về mặt kiến trúc nơi đây được xây dựng theo kiểu chữ “Đinh” với phần cổng chỉ có 1 cửa. Đi vào bên trong thấy sân phía trước được lát gạch sạch sẽ, bao gồm: Tiền đường, thượng điện, nhà thờ tổ, điện mẫu 5 gian. Phần lớn khung trụ chống bằng gỗ, xây kiểu truyền thống đơn giản với không gian ấm cúng. Năm 1994, chùa Đức Hậu được Bộ Văn hóa và Thể thao công nhận là di tích về kiến trúc và nghệ thuật, thu hút khách thập phương đến tham quan.

14. Du lịch Chùa Diên Phúc tại Huyện Đông Anh - Thành phố Hà Nội

du lịch Chùa Diên Phúc

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Thành phố Hà Nội

Đây là một địa điểm du lịch chùa khi bạn đến với Thành phố Hà Nội. Chùa Diên Phúc trên đất xã Mai Lâm, huyện Đông Anh Ngôi chùa này đã ghi dấu ấn trong sử sách là nơi bà Phạm Thị – thân mẫu của vua Lý Công Uẩn – đã cư ngụ và nghe giảng đạo trong một thời gian dài, cũng là nơi các vị vua nhà Lý thường đến bái yết Thánh mẫu… Hiện ngôi chùa còn lưu giữ được nhiều hiện vật quý như chuông, tượng Quan Âm, tượng Đức Thánh Trần và hơn 2.000 bộ kinh khác nhau... Trong suốt quá trình tồn tại gần 1000 năm, ngôi chùa đã bị xuống cấp nghiêm trọng, ngoài bị thiên nhiên phá huỷ, ngôi chùa còn bị chiến tranh tàn phá. Chùa Diên Phúc là một trong những di tích lịch sử giá trị của vùng Hoa Lâm – Thái Đường, nơi phát tích vương triều nhà Lý, một vương triều rất thịnh trị trải qua hơn 125 năm với 8 vị vua anh minh.

15. Du lịch Chùa Kiến Sơ tại Huyện Gia Lâm - Thành phố Hà Nội

du lịch Chùa Kiến Sơ

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Thành phố Hà Nội

Đây là một địa điểm du lịch chùa khi bạn đến với Thành phố Hà Nội. Chùa Kiến Sơ tọa lạc tại thôn Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Đây là ngôi chùa cổ danh tiếng có từ trước thế kỷ X ở nước ta. Chính Lý Công Uẩn hay lui tới chùa, nên khi lên làm vua là Lý Thái Tổ (1010 – 1028), nhà vua thường thỉnh Thiền sư Đa Bảo vào cung thưa hỏi yếu chỉ Thiền. Vua đã xuống chiếu trùng tu chùa. Chùa lúc bấy giờ có hơn một trăm tăng đồ. Chùa đã được trùng tu nhiều lần. Di tích cổ còn rất ít. Chùa còn giữ chiếc khánh đá bề ngang 2,3m, cao 0,60m, dày 0,17m. Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia năm 1975. Có dịp đến Gia Lâm - Hà Nội, bạn không nên bỏ qua một chuyên tham quan, vãn cảnh chùa Kiến Sơ, để có thể tìm đến chốn thanh tịnh, xua tan đi mọi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống và khám phá những nét đẹp về văn hóa, truyền thống nơi đây.

16. Du lịch Chùa Keo tại Huyện Gia Lâm - Thành phố Hà Nội

du lịch Chùa Keo

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Thành phố Hà Nội

Đây là một địa điểm du lịch chùa khi bạn đến với Thành phố Hà Nội. Chùa Keo cách Luy Lâu khoảng 4km về phía đông, thờ bà Keo tức bà Pháp Vân là một trong tứ đại Phật Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện) thời cổ ở Việt Nam. Trước Cách mạng tháng Tám và trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ chùa Keo luôn luôn là nơi lui tới hoạt động của các đồng chí lãnh đạo cách mạng trong vùng. Chùa được xây dựng cách đây hàng ngàn năm, khi đạo Phật bắt đầu du nhập vào nước ta. Chùa đã được trùng tu nhiều lần, những lần trùng tu lớn còn được ghi rõ trên các bia 1611, 1638, 1787... Chùa Keo còn giữ lại được 6 tấm bia đá, trong đó bia Hoằng Đinh 15 (1615) đã ghi kỹ lần trùng tu, tôn tạo chùa, 1 chuông đúc thời Cảnh Thịnh (l794), 1 khánh đồng, 8 đạo sắc phong cùng nhiều đồ thờ tự, nhiều mảng chạm quí, đẹp mang phong cách nghệ thuật thời Lê. Chùa Keo đã bị hư hại nhiều trong chiến tranh. Chùa được công nhận di tích lịch sử - văn hóa năm 1993.

17. Du lịch Chùa Chèm tại Quận Nam Từ Liêm - Thành phố Hà Nội

du lịch Chùa Chèm

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Thành phố Hà Nội

Đây là một địa điểm du lịch chùa khi bạn đến với Thành phố Hà Nội. Chùa tọa lạc trên một khu đất cao ráo thoáng mát. Tòa tiền đường được bố cục hơi khác biệt so với các ngôi chùa trong vùng, gồm 2 dãy nhà song song. Nếp ngoài 5 gian mặt bằng, 6 hàng chân cột, các cột đều tạo bằng cột vuông xây bằng gạch, đỡ các vì kèo chồng giường, nếp nhà này làm kiểu chồng diêm hai tầng 8 mái. Mái thượng lợp ngói mũi hài, các cốn nách đều được chạm khắc. Chùa Chèm hiện nay là một ngôi chùa còn khá nguyên vẹn theo bố cục và cấu trúc thời xưa. Các công trình kiến trúc của chùa được bố trí hài hòa trong một khuôn viên khép kín, ấn hiện dưới những cây cổ thụ. Những pho tượng trong chùa là một bộ sưu tập tượng tròn có giá trị cao. Nhiều pho tượng thực sự là những tác phẩm Mỹ thuật hoàn hảo. Trong chùa còn lưu giữ nhiều đồ thờ có giá trị. Chùa đã được Bộ Văn hóa và thông tin xếp hạng di tích kiến trúc, nghệ thuật ngày 29.1.1993.

18. Du lịch Chùa Tam Bảo tại Quận Nam Từ Liêm - Thành phố Hà Nội

du lịch Chùa Tam Bảo

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Thành phố Hà Nội

Đây là một địa điểm du lịch chùa khi bạn đến với Thành phố Hà Nội. Tên chữ là Chùa Tam Bảo còn gọi là chùa Tứ Tổng hay chùa Tứ Liên, tọa lạc ở xã Tứ Liên, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Chùa được dựng vào thời Hậu Lê. Tài liệu của chùa cho biết chùa được dựng vào đời Vua Lê Thần Tông, năm Đức Long thứ ba (1631). Chùa được trùng tu nhiều lần. Năm 1992, Sư cô Thích nữ Đàm Đoan đã tổ chức trùng tạo ngôi chùa bằng vật liệu kiên cố, khánh thành ngày 20-10-1992. Chánh điện được bài trí tôn nghiêm. Chùa hiện còn giữ được tấm bia niên đại năm thứ 3 niên hiệu Đức Long (1631), bia được tạo bằng đá xanh đặt trên lưng rùa, cao 1,25m, rộng 0,78m, trán bia cao 0,25m có trang trí hoa văn hình mặt trời, tia lửa, 2 rồng chầu hai bên, có mây xoắn, 4 chữ Tam bảo tự bi được lồng trong 4 khuôn lá đề cách điệu, lòng bia có kích thước 0,98m x 0,70m. Cả 2 mặt bia đều có chữ mỗi mặt 35 dòng, bình quân 55 chữ/dòng, chức khắc sâu, đẹp. Riềm bia trang trí cúc dây, riềm chân bia trang trí sóng nước cách điệu. Bia không ghi tên người soạn văn bia, nhưng qua nội dung có thể đoán được người soạn là một vị văn quan có đỗ đạt và am hiểu về lịch sử ở địa phương. Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.

19. Du lịch Chùa Trung Hậu tại Huyện Mê Linh - Thành phố Hà Nội

du lịch Chùa Trung Hậu

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Thành phố Hà Nội

Đây là một địa điểm du lịch chùa khi bạn đến với Thành phố Hà Nội. Tổ đình Trung Hậu hay dân gian vẫn quen gọi là chùa Trung Hậu thuộc xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, cách trung tâm Hà Nội 25km. Nhân tháng Vesak, sen nở đua sắc trong đầm làng, một lần ghé chân tới Tổ đình Trung Hậu là một lần được trở về cõi Phật nơi trần thế. Chùa Trung Hậu có bề dày lịch sử 300 năm, ngôi chùa vẫn giữ được nét cổ kính hài hòa với vẻ uy nghiêm, tráng lệ của một chốn tùng lâm đã qua bảy đời cao Tăng Tổ đức trụ trì. Đặt chân trước cổng Tam quan, cánh cửa gỗ mộc mạc như gợi nhắc du khách về một miền ký ức thân quen nơi làng quê Bắc bộ. Không gian chùa Trung Hậu hiện có hai cây Sala cổ thụ được trồng thời gian gần đây đang ra hoa và quả rất đẹp mắt khiến cảnh chùa thêm thơ mộng. Cây Sala có nguồn gốc từ Nam Mỹ, cây du nhập vào Việt Nam trong khoảng 10 năm trở lại đây và được trồng rộng rãi, chủ yếu trồng để làm cây xanh công trình trong các khuôn viên chùa chiền.

20. Du lịch Chùa Mía tại Thị xã Sơn Tây - Thành phố Hà Nội

du lịch Chùa Mía

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Thành phố Hà Nội

Đây là một địa điểm du lịch chùa khi bạn đến với Thành phố Hà Nội. Sơn Tây là một thị xã trực thuộc thủ đô Hà Nội. Nơi đây có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử – văn hóa nổi tiếng như hồ Đồng Mô, thành cổ Sơn Tây, làng Việt cổ đá ong Đường Lâm, lễ hội đền Và, và đặc biệt là Chùa Mía. Là một trong 10 ngôi chùa cổ nhất Việt Nam và là ngôi chùa có nhiều pho tượng đẹp nhất nước Việt. Chùa Mía là di tích được xếp vào loại đặc biệt. Chùa có hơn 287 pho tượng, là một ngôi chùa có nhiều tượng phật nhất nước ta, trong đó có tượng Kim Cang được xếp vào loại đẹp nhất. Theo sử sách ghi chép vào năm 1632, phi tần của chúa Trịnh Tráng là Ngô Thị Ngọc Diệu thấy miếu hoang tàng nên đã cùng gia đình và người dân tại tổng Cam Giá cùng nhau tôn tạo. Bà là người làng Nam Nguyễn trong tổng Mía. Vì mến mộ tài đức và công lao của bà nên khi bà qua đời người dân đã tôn bà là “bà Chúa Mía” và tạc tượng bà đưa vào miếu thờ, về sau ngôi chùa được tôn tạo nhiều lần nhưng vẫn giữ được nét cổ kính của kiến trúc ban đầu. Tại chùa thượng có rất nhiều động Phật và nhiều tượng. Trong đó có tượng Phật Thích Ca, tượng Tuyết Sơn và đặc biệt tượng Phật bà Quan Âm điêu khắc rất tinh xảo và đẹp hiếm thấy. Hằng năm cứ đến ngày lễ, tết chùa Mía vẫn luôn là một trong những dịp thu hút người dân quanh vùng và du khách đến tham quan, chiêm bái tại chùa.

21. Du lịch Chùa Khai Nguyên tại Thị xã Sơn Tây - Thành phố Hà Nội

du lịch Chùa Khai Nguyên

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Thành phố Hà Nội

Đây là một địa điểm du lịch chùa khi bạn đến với Thành phố Hà Nội. Chùa Khai Nguyên nằm ở thôn Khoang Sau, xã Sơn Đông, Thị xã Sơn Tây, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng chừng 43 km. Nếu du khách muốn tìm hiểu và khám phá chùa Khai Nguyên, từ trung tâm Hà Nội khởi hành theo hướng quốc lộ 32 hoặc đường cao tốc Láng Hòa Lạc khoảng hơn 1h là đến. Chùa Khai Nguyên nằm ở thôn Khoang Sau, xã Sơn Đông, Thị xã Sơn Tây, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng chừng 43 km. Chùa Khai Nguyên ở Sơn Tây, còn được gọi là chùa Tản Viên, tên hiệu đầy đủ là Tản Viên Sơn Quốc Tự. Chùa có niên đại lịch sử từ thời nhà Lý nửa đầu thế kỉ XI. Chùa nằm giữa một vùng quê yên bình, tươi đẹp, có hồ nước vuông vắn nắm trong khuôn viên, cây cối xanh tốt, hoa thơm khắp 4 mùa, đem lại không khí thanh tịnh cho Phật tử, du khách khi tới chùa chiêm bái và thư giãn. Ở đây đặc biệt các vật liệu kiến trúc được làm từ đá ong nguyên khối tạc khắc thành những đồ trang trí có giá trị đặc trưng nơi đây như tượng đá ong, bức tường, trụ cổng, lọ lộc bình bằng đá ong rất đẹp. Chùa Khai Nguyên có mô hình kiến trúc đặc biệt, mô hình vừa đáp ứng nhu cầu tu hành, vừa đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tâm linh. Chùa Khai Nguyên là một điểm đến quen thuộc đối với đông đảo Phật tử thập phương và người dân trong cả nước.

22. Du lịch Chùa Đại Từ Ân tại Huyện Đan Phượng - Thành phố Hà Nội

du lịch Chùa Đại Từ Ân

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Thành phố Hà Nội

Đây là một địa điểm du lịch chùa khi bạn đến với Thành phố Hà Nội. Tọa lạc đắc địa tại thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng và nằm trên cửa ngõ phía Tây Nam Hà Nội, chùa Đại Từ Ân như một điểm nhấn nổi bật trong Khu đô thị sinh thái cao cấp The Phoenix Garden.Chùa Đại Từ Ân được khởi công xây dựng vào ngày 9/5/2010, với diện tích 19.275 m2 mang phong cách kiến trúc thiết kế Bắc bộ được quy hoạch trọng điểm và tượng Phật A Di Đà cao 25m đặt giữa trung tâm tạo ra sự kết nối linh thiêng cho toàn khu đô thị. Những năm qua, chùa Đại Từ Ân đã tổ chức các khóa tu Tịnh độ hàng tháng của hàng phật tử tại gia cũng như tổ chức các Pháp hội lớn và các lễ trọng của Phật giáo: Phật đản, Vu Lan, Khánh đản Phật A Di Đà, Phật thành đạo….Đây sẽ là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, tinh thần của cộng đồng dân cư sinh sống trong khu nhà vườn, đặc biệt phù hợp cho người cao tuổi, thích hợp với giới trẻ.

23. Du lịch Chùa Diên Phúc tại Huyện Hoài Đức - Thành phố Hà Nội

du lịch Chùa Diên Phúc

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Thành phố Hà Nội

Đây là một địa điểm du lịch chùa khi bạn đến với Thành phố Hà Nội. Chùa Diên Phúc là tên tự (chữ) của chùa làng, xã Sơn Đồng (Hoài Đức). Từ thành phố Hà Đông đi về huyện ly Hoài Đức đến ngã tư Sôn Đồng thì tới chùa. Chùa được xây dựng trên dện tích rộng, quay về hướng nam.Chùa Sơn Đồng không chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân trong và ngoài xã mà ngôi chùa nay còn lưu giữ được nhiều giá trị với hệ thống các hiện vật qý như đồ thờ, hệ thống tượng cũng như kiến trúc độc đáo. Tam quan dồng thời là gác chuông ở ngay giáp đường liên huyện được xây ba gian dàn ngangkiểu chồng diêm 2 tầng 4 mái trước và sau. Bộ khung bằng gỗ như tầng dưới đặt trên những trụ gạch, chính giữa trổ 3 cửa xây cuốn. Chùa Diên Phúc (Diên Phúc tự) là một ngôi chùa cổ được xây dựng từ thời Lý, là nơi thờ Phật và cũng là nơi thờ bà Phạm Thị – mẹ vua Lý Công Uẩn. Chùa là một công trình nghệ thuật mang đậm phong cách thời Lý, hiện nay trong chùa còn lưu giữ rất nhiều hiện vật quí giá. Trong suốt quá trình tồn tại gần 1.000 năm, ngôi chùa đã bị xuống cấp nghiêm trọng, ngoài việc bị thiên nhiên phá huỷ, ngôi chùa còn bị chiến tranh tàn phá. Năm 1992 khi Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia, nhân dân làng Thái Bình đã vận động và quyên góp kinh phí di chuyển Chùa và Đình Thái Đường từ bên ngoài đê chuyển vào vị trí hiện nay.

24. Du lịch Chùa Thầy tại Huyện Quốc Oai - Thành phố Hà Nội

du lịch Chùa Thầy

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Thành phố Hà Nội

Đây là một địa điểm du lịch chùa khi bạn đến với Thành phố Hà Nội. Chùa Thầy còn gọi là chùa Cả hay Thiên Phúc Tự, tọa lạc dưới chân núi Sài (núi Thầy) thuộc địa phận xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Chùa từ lâu đã là một điểm du lịch tâm linh hấp dẫn du khách thập phương bởi phong cảnh hữu tình, hòa hợp với thiên nhiên. Nếu có dịp đến Hà Nội, bạn không nên bỏ qua một chuyến tham quan, vãn cảnh Chùa Thầy, để tìm về chốn thanh tịnh, xua tan đi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống và khám phá những nét đẹp về văn hóa, truyền thống ở nơi đây. Chùa Thầy nằm tựa vào núi, được xây dựng trên thế đất hình con rồng. Chùa nằm trên khu đất hình hàm rồng. Phía trước là một sân rộng nhìn ra hồ Long Trì (ao rồng), tạo thành hàm trên, bờ hồ bên trái là hàm dưới. Giữa hồ Long Trì có thủy đình tựa như viên ngọc sáng nằm giữa miệng rồng. Từ sân có 2 cây cầu Nhật tiên kiều và Nguyệt tiên kiều nối sang 2 bên tạo thành 2 râu rồng, được xây dựng theo kiểu kiến trúc “thượng gia hạ kiểu”. Ngôi chùa cổ có kiến trúc kiểu chữ Tam gồm ba tòa nằm song song với nhau: chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng. Tòa ngoài là nhà tiền tế hay chùa Hạ, tòa giữa là trung điện hay chùa Trung, tòa trong cùng là Thượng điện. Chùa Hạ là nơi lễ bái của các tăng ni phật tử cũng là nơi giảng đạo của các nhà sư. Chùa Trung là nơi thờ Tam Bảo, bày bàn thờ Phật, 2 bên có 2 tượng Hộ pháp, tượng Thiên Vương.

25. Du lịch Chùa Tây Phương tại Huyện Thạch Thất - Thành phố Hà Nội

du lịch Chùa Tây Phương

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Thành phố Hà Nội

Đây là một địa điểm du lịch chùa khi bạn đến với Thành phố Hà Nội. Nằm trên ngọn núi Tây Phương, thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội, chùa Tây Phương (Sùng Phúc Tự) là ngôi chùa mang giá trị nghệ thuật điêu khắc độc đáo với nhiều pho tượng Phật có giá trị. Đặc biệt, mái chùa Tây Phương rất đặc biệt với những góc đao cong vút lên hút hồn du khách. Hàng năm chùa cổ Tây Phương tổ chức lễ hội vào ngày 6 tháng 3 âm lịch. Chùa Tây Phương Hà Nội được xây dựng khoảng thể kỷ 8 và là chùa cổ thứ hai sau chùa Dâu ở Bắc Ninh nước ta. Từ chân núi để lên tới cổng chùa chính phải qua 239 bậc đá ong. Chùa Tây Phương được xây dựng theo lối kiến trúc kiểu chữ Tam, chùa gồm ba nếp nhà song: Chùa Hạ, chùa Trung, Chùa Thượng, tạo thành một quần thể uy nghi vững trãi. Mái chùa được lợp hai lớp ngói và trạm trổ tinh tế. Tường xây bằng gạch Bát Tràng nung đỏ để trần, kết hợp hài hòa với màu sắc của gỗ đá trong khuôn viên chùa. Tại ngôi chùa này có 72 pho tượng được tạc bằng gỗ mít sơn son thếp vàng. Hệ thống tượng ở chùa Tây Phương gồm bộ tượng Tam Thế Phật, bộ tượng Di-đà Tam Tôn, tượng Tuyết Sơn, Đức Phật Di lặc, tượng Văn Thù Bồ Tát, tượng Phổ Hiền Bồ Tát, tượng Bát Bộ Kim Cương và 16 pho tượng Tổ. Theo tài liệu để lại, phần lớn các tượng này đều có niên đại cuối thế kỷ XVIII. Một số khác được tạc vào giữa thế kỷ XIX.

26. Du lịch Chùa Trầm tại Huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội

du lịch Chùa Trầm

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Thành phố Hà Nội

Đây là một địa điểm du lịch chùa khi bạn đến với Thành phố Hà Nội. Chùa Trầm là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng cách Hà Nội khoảng 24 km, tọa lạc trên núi Trầm (hay còn gọi là Tử Trầm Sơn), thuộc địa phận xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Địa thế chùa rất đẹp với các núi nhỏ xung quanh như núi Ninh Sơn, Đồng Lư, Tiên Lữ. Chùa Trầm có lịch sử lâu đời, do Tướng quân Trần Văn Tăng khởi dựng từ khoảng đầu thế kỷ 16. Quần thể gồm thắng cảnh núi Trầm và ba ngôi chùa: chùa Trầm, chùa Hang và chùa Vô Vi. Đây là nơi thu hút rất đông du khách tới tham quan và vãn cảnh dịp cuối tuần.

27. Du lịch Chùa Bối Khê tại Huyện Thanh Oai - Thành phố Hà Nội

du lịch Chùa Bối Khê

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Thành phố Hà Nội

Đây là một địa điểm du lịch chùa khi bạn đến với Thành phố Hà Nội. Được xây dựng từ thời Trần (khoảng năm 1338), chùa Bối Khê là ngôi chùa cổ có kiến trúc độc đáo nhất còn sót lại ở miền đất Tam Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Không những vậy, đây còn là ngôi chùa có hệ thống địa đạo từ thời kháng chiến chống Pháp còn tồn tại đến nay. Đặt chân lên đất chùa, choáng ngợp ngay trước mắt là một cổng ngũ môn bề thế và cây đa tọa lạc trên bãi đất rộng và bằng phẳng. Phía sau cổng ngũ môn là cây cầu nhỏ vắt qua con ngòi, dấu tích của dòng sông cổ Đỗ Động. Qua cầu đến tam quan là một ngôi nhà ba gian. Phía trên tam quan là gác chuông hai tầng tám mái. Khác với kiến trúc của các chùa ở đồng bằng Bắc bộ, chùa Bối Khê được bố cục theo kiểu “tiền Phật, hậu thánh”. Nơi thờ Phật được bố trí ở tòa tiền đường và tiền bái. Tiếp theo là tòa thiêu hương và thượng điện thờ đức thánh Bối. Hai bên có hai dãy hành lang dài, bày 18 pho tượng La Hán, bao quanh nhà thiêu hương và thượng điện tạo thành thế kiến trúc “nội công, ngoại quốc”. Chùa Bối Khê hiện còn lưu giữ được 58 pho tượng đẹp không kém tượng chùa Mía, chùa Dâu, chùa Thầy như tượng Ngọc Hoàng Thượng Đế, thập điện Diêm Vương, và nhất là tượng Phật Quan Âm 12 tay cao chừng 2m ngồi trên tòa sen được đặt trên một bệ đá chạm khắc hình rồng, hình chim thần, hoa lá có niên đại 1382, triều vua Trần Phế Đế.

28. Du lịch Chùa Thượng Yên tại Huyện Ứng Hòa - Thành phố Hà Nội

du lịch Chùa Thượng Yên

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Thành phố Hà Nội

Đây là một địa điểm du lịch chùa khi bạn đến với Thành phố Hà Nội. Nằm ven sông Hồng, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 30km về phía nam, chùa Giáng, xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên là nơi giảng dạy tu học Phật pháp của Đạo tràng Viên Minh. Chùa Giáng nằm ngay sát ven đê sông Hồng gần nơi giáp ranh với huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam. Hằng ngày, gió lộng thổi vào thường xuyên mang hương phù sa nên rất trong lành, thoáng đãng và tạo ra một không gian yên bình, thanh tịnh. Chùa còn có tên gọi khác đó là Viên Minh tự vì năm 1900 Pháp sư Thích Nguyên Uẩn đã đến đây tập hợp tăng ni trong Sơn Môn Pháp Phái để thành lập đạo tràng và giảng dạy tu học Phật pháp lấy tên là Viên Minh Pháp Hội. Kiến trúc và phong cảnh chùa cũng là một điểm nhấn không thể bỏ qua đối với khách hành hương, du lịch tâm linh. Cổng chùa là một cổng ngũ quan khá lớn hướng về phía Tây, trước mặt là cánh đồng lúa bao la bát ngát, yên bình. Đằng sau ngũ quan là một chiếc cầu bắc qua một hồ nhỏ, giữa hai hồ đều có tượng Bồ tát nét mặt hiền hậu hướng về phía nhà Tam bảo. Giữa sân chùa là bảo tháp cao 9 tầng mà đứng từ xa vẫn có thể nhìn thấy, hai bên trước hồ nhà chùa trồng cây mộc thơm ngào ngạt, đưa du khách cảm nhận sâu sắc không gian thanh tịnh nơi cửa Phật.

29. Du lịch Chùa Hương tại Huyện Mỹ Đức - Thành phố Hà Nội

du lịch Chùa Hương

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Thành phố Hà Nội

Đây là một địa điểm du lịch chùa khi bạn đến với Thành phố Hà Nội. Chùa Hương là cách nói trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa – tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Trung tâm chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nằm ven bờ phải sông Đáy. Lễ hội chùa Hương đã có từ lâu đời. Hằng năm, cứ sau Tết Nguyên Đán là lễ hội bắt đầu và kéo dài gần như suốt mùa xuân. Khách hành hương từ khắp mọi miền đất nước, Việt kiều và du khách nước ngoài nườm nượp đổ về đây vừa để cầu mong một năm mới tốt lành. Có thể nói quần thể Hương Sơn là sự kết hợp tuyệt vời giữa kì công của Tạo hoá với bàn tay khéo léo, tài hoa của con người. Các ngôi chùa được xây dựng rải rác trên triền núi đá vôi, thấp thoáng dưới rừng cây xanh thẳm. Từ chân núi trèo ngược lên hàng ngàn bậc đá cheo leo, gập ghềnh, khách hành hương sẽ lần lượt thắp nhang ở chùa Ngoài, rồi vào chùa Trong, lên chùa Giải Oan, chùa Thiên Trù với động Hinh Bồng… Chùa nào cũng cổ kính, uy nghi, đèn nến chập chờn giữa làn khói hương mờ mờ, ảo ảo, tạo nên không khí huyền bí, linh thiêng. Hương Sơn có rất nhiều hang động nhưng lớn nhất, kì thú nhất vẫn là động Hương Tích. Lên đến đây, du khách phóng tầm mắt nhìn bốn phía, mọi mệt nhọc sẽ tan biến hết, trong lòng lâng lâng niềm hứng khởi lạ thường.

Kết luận

Trên đây là một số kiến thức và kinh nghiệm du lịch chùa tại Thành phố Hà Nội. Vì mỗi người mỗi một cách nhìn nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ quý đọc giả để chúng ta cùng chia sẻ được nhiều kiến thức, kinh nghiệm hơn. Trân trọng cảm ơn!

bản đồ du lịch Thành phố Hà Nội