3 địa điểm du lịch tại Huyện Nam Sách - Tỉnh Hải Dương

Huyện Nam Sách ở đâu?

Huyện Nam Sách là một quận/huyện thuộc Tỉnh Hải Dương. Huyện Nam Sách có tổng cộng 19 xã/phường/thị trấn.

Các xã phường của Huyện Nam Sách

Các xã phường thị trấn của Huyện Nam Sách bao gồm: Thị trấn Nam Sách, Xã Nam Hưng, Xã Nam Tân, Xã Hợp Tiến, Xã Hiệp Cát, Xã Thanh Quang, Xã Quốc Tuấn, Xã Nam Chính, Xã An Bình, Xã Nam Trung, Xã An Sơn, Xã Cộng Hòa, Xã Thái Tân, Xã An Lâm, Xã Phú Điền, Xã Nam Hồng, Xã Hồng Phong, Xã Đồng Lạc, Xã Minh Tân, .
Như vậy, các thắc mắc về Huyện Nam Sách ở đâu đã được giải đáp trong bài viết này.

Logo của Tỉnh Hải Dương (có thể chưa đúng)
  • Biển số xe Huyện Nam Sách là: 34.
  • Mã vùng điện thoại Huyện Nam Sách là: 0220.
bản đồ hành chính
Vị trí Huyện Nam Sách trên bản đồ Tỉnh Hải Dương
Huyện Nam Sách thuộc Tỉnh Hải Dương nằm trong vùng Đồng Bằng Sông Hồng có rất nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn và nổi tiếng đang chờ bạn khám phá với khung cảnh thiên nhiên cực kỳ tươi đẹp, các món ngon và địa điểm vui chơi và nét văn hóa đặc trưng ở nơi đây. Các loại hình du lịch phổ biến ở đây là làng nghề truyền thống, du lịch tâm linh, .

Thuê xe du lịch, đặt tour tại Tỉnh Hải Dương

Đặt tour, thuê ô tô, xe máy Du Lịch đi các địa điểm du lịch tại Tỉnh Hải Dương và các tỉnh/thành lân cận với xe 4 chỗ, 7 chỗ, 16 chỗ, 29 chỗ, 45 chỗ, các loại xe Limousine đời mới có máy lạnh tốt, chi phí hợp lý, có đưa đón sân bay.

3 địa điểm du lịch tại Huyện Nam Sách

Du lịch Làng gốm Chu Đậu tại Huyện Nam Sách - Tỉnh Hải Dương

du lịch Làng gốm Chu Đậu

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Tỉnh Hải Dương

Gốm Chu Đậu - Mỹ Xá là loại gốm sứ cổ truyền Việt Nam đã được sản xuất tại vùng mà nay thuộc làng Chu Đậu và làng Mỹ Xá, thuộc các xã Minh Tân (làng Mỹ Xá) và Thái Tân (làng Chu Đậu), huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Loại gốm sứ này thường được nhắc đến với tên gốm Chu Đậu là do lần đầu tiên người ta khai quật được các di tích của dòng gốm này ở Chu Đậu. Sau này, khi khai quật tiếp ở Mỹ Xá (làng bên cạnh Chu Đậu) thì người ta phát hiện ra khối lượng di tích còn đa dạng hơn và có một số nước men người ta không tìm thấy trong số các di tích khai quật được tại Chu Đậu. Gốm Chu Đậu là dòng gốm nổi tiếng vì màu men và họa tiết thuần Việt. Nó đã từng xuất khẩu sang nhiều nước châu Âu. Sau 400 năm thất truyền, đầu năm 2000, nghề gốm dần được chú trọng và khôi phục với các dự án đầu tư kết hợp với du lịch làng nghề. Các sản phẩm gốm dần xuất hiện trở lại trên thị trường và được người tiêu dùng trong nước yêu thích. Hiện nay, nhiều lô hàng gốm Chu Đậu đã được xuất khẩu ra các nước như Tây Ban Nha và nhiều nước khác trên thế giới.

Du lịch Chùa Vĩnh Khánh tại Huyện Nam Sách - Tỉnh Hải Dương

du lịch Chùa Vĩnh Khánh

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Tỉnh Hải Dương

Chùa tạo lạc tại làng An Ninh, xã An Bình, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Chùa được hình thành từ thời nhà Đinh (Vua Đinh Tiên Hoàng). Tới đời Vua Lý Công Uẩn chùa vẫn chỉ là một am nhỏ tục gọi là Vãn Lộng Tự. Trải qua bao thăng trầm của dân tộc cũng là bấy nhiêu thăng trầm bi ai của ngôi chùa linh thiêng. Dưới sự chỉ đạo của nhiều đời sư uyên bác và lòng hướng mộ của nhân dân trong vùng, chùa mỗi ngày một thêm to đẹp. Bước sang đầu thế kỷ XX qui mô chùa đã lên đến 100 gian. Đặc biệt qua 9 năm kháng chiến chống Pháp chiến sự vùng này vô cùng khốc liệt, nhưng 100 gian chùa không vỡ một viên ngói, duy nhất một quả đạn pháo rơi vào chùa nhưng lại bị câm không nổ. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ngôi chùa được dùng làm Viện Quân Y 7, nơi đây đã chữa trị hàng ngàn thương binh.

Du lịch Chùa Hương Hải tại Huyện Nam Sách - Tỉnh Hải Dương

du lịch Chùa Hương Hải

Chi tiết địa điểm này
Xem các địa điểm tại Tỉnh Hải Dương

Chùa thường gọi là chùa Hương Hải, tọa lạc trên núi Phật Tích, nay gọi là núi Tam Ban, ở độ cao khoảng 250m, thuộc xã Hoàng Hoa Thám, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Chùa được dựng vào đời Trần. Đây từng là nơi trụ trì của Quốc sư Pháp Loa, Trúc Lâm đệ nhị Tổ. Ông đã từng mở rộng sơn cảnh Thanh Mai vào năm 1329. Sau khi ông mất, Thái Thượng hoàng Trần Minh Tông truy tặng thụy hiệu là Minh Trí tôn giả (sách Hải Dương – Di tích và danh thắng, 1999 ghi là Tĩnh Trí tôn giả), đặt tên tháp là Viên Thông, xuất ngân khố 10 lạng vàng xây tháp và đề thơ Vãn Pháp Loa tôn giả, đề Thanh Mai Tự. Ngôi chùa mới gồm Tiền đường 7 gian, Tam bảo 5 gian, hai dãy hành lang, nhà tổ, nhà tăng. Trước chùa có 7 ngôi tháp, trong đó có tháp Phổ Quang (1702), tháp Linh Quang (1703); 7 tấm bia có giá trị, đặc biệt là tấm bia Thanh Mai Viên Thông tháp bi, khắc dựng năm Đại Trị ngũ niên (1362). Hai mặt bia khắc khoảng 5000 chữ, văn bia do Trung Minh biên tập, Thiệu Tuệ viết chữ, nói về thân thế và sự nghiệp của Thiền sư Pháp Loa, những hoạt động của Trúc Lâm Tam Tổ và hành trạng của nhiều nhân vật đương thời. Phía sau chùa có bảo tháp Viên Thông 3 tầng, thờ xá-lợi Thiền sư Pháp Loa, được xây dựng năm 1330, là tháp đất nung có tường bao, rộng 10m x 10m. Năm 1714, tháp bị hỏng, vị sư trụ trì Như Thừa đã tổ chức tái tạo lại tháp bằng đá, cao khoảng 7m. Đầu thế kỷ XX, tháp đá bị hỏng, một ngôi tháp gạch được xây trên bệ của tháp đá. Năm 1999, Bảo tàng tỉnh Hải Dương đã khôi phục như cũ ngôi tháp đá xưa. Thiền sư viên tịch ngày 3 tháng Ba năm Canh Ngọ (1330) tại chùa Quỳnh Lâm, nhưng theo di chúc, xá lợi của Ngài được tôn trí ở chùa Thanh Mai. Điện Phật được bài trí đơn giản. Ở gian giữa thờ Phật và thờ tượng 3 vị Trúc Lâm Tam Tổ (Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang). Gian bên trái thờ đức Trần Hưng Đạo.

Kết luận

Trên đây là một số kiến thức và kinh nghiệm du lịch tại Huyện Nam Sách - Tỉnh Hải Dương. Vì mỗi người mỗi một cách nhìn nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ quý đọc giả để chúng ta cùng chia sẻ được nhiều kiến thức, kinh nghiệm hơn. Trân trọng cảm ơn!

bản đồ du lịch việt nam