Đảo Jeju địa điểm du lịch ở Hàn Quốc - kinh nghiệm du lịch Hàn Quốc

Đảo Jeju là một địa điểm du lịch nổi tiếng tại Hàn Quốc. Nếu bạn đang có dự định đi du lịch Hàn Quốc tự túc hoặc đặt tour du lịch Hàn Quốc thì có thể ghé thăm địa điểm này.

Đảo Jeju địa điểm du lịch ở Hàn Quốc - kinh nghiệm du lịch Hàn Quốc
Đảo Jeju địa điểm du lịch ở Hàn Quốc - kinh nghiệm du lịch Hàn Quốc
Hòn đảo lớn nhất Hàn Quốc này được xuất hiện rất nhiều trong các bộ phim ăn khách, các chương trình thực tế. Đây là một trong những địa điểm du lịch Hàn Quốc được lựa chọn hàng đầu. Với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng với những tảng đá núi lửa xuất hiện ở hầu hết khắp nơi hai bên đường cùng những loại hình du lịch độc đáo đem lại cho du khách những phút giây nghỉ dưỡng tuyệt vời nhất. Với những ai muốn khám phá những vùng đất mới lạ, vẻ đẹp hoang sơ thì đây chính là lựa chọn phù hợp nhất cho bạn.

Làm visa đi Hàn Quốc

Các địa điểm du lịch tại Hàn Quốc

Giống như các quốc gia và vũng lãnh thổ khác, Hàn Quốc cũng có rất nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn và nổi tiếng đang chờ bạn khám phá với khung cảnh thiên nhiên cực kỳ tươi đẹp, các món ăn ngon, địa điểm vui chơi kỳ thú và nét đẹp văn hóa đặc trưng của người Hàn Quốc.

Thông tin giới thiệu về Hàn Quốc

Quốc kỳ của Hàn Quốc (có thể chưa đúng)
bản đồ Hàn Quốc
Bản đồ Hàn Quốc
Hàn Quốc (tiếng Triều Tiên: 한국/ 韓國/ Hanguk), tên gọi chính thức là Đại Hàn Dân Quốc (tiếng Triều Tiên: 대한민국/ 大韓民國/ Daehan Minguk) hay thường còn được gọi bằng các tên gọi khác như Đại Hàn, Nam Hàn (cách gọi từ phía chính quốc và Trung Hoa Dân Quốc), Nam Triều Tiên (cách gọi của phía Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên) hoặc Cộng hòa Triều Tiên (cách gọi của phía Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trước năm 1992 và Việt Nam trước năm 1994), là một quốc gia cộng hòa lập hiến có chủ quyền thuộc khu vực Đông Á, nằm trên nửa phía Nam của Bán đảo Triều Tiên. Biên giới trên bộ cũng như trên biển ở phía Bắc giáp với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên thông qua Khu vực phi quân sự Liên Triều và vùng biển Bắc Triều Tiên qua Đường giới hạn phía Bắc, phía Đông tiếp giáp biển Nhật Bản, phía Nam giáp với đảo Kyushu của Nhật Bản thông qua eo biển Triều Tiên và phía Tây là biển Hoàng Hải. Thủ đô kiêm thành phố lớn nhất là Seoul - trung tâm đô thị lớn thứ 5 trên thế giới với dân số ước tính đạt tới hơn 30 triệu người và là một thành phố toàn cầu quan trọng. Ngoài ra, vùng thủ đô Seoul với mật độ và quy mô dân số chỉ đứng sau vùng thủ đô Tokyo của Nhật Bản cũng là một trong những đại đô thị có nền kinh tế đô thị hóa cao nhất hiện nay với hạng 5 châu Á, 17 thế giới về GDP (2020). Hàn Quốc có khí hậu ôn đới và địa hình chủ yếu là đồi núi. Lãnh thổ trải rộng 100.363 km², đường bờ biển trải dài 8,460 km. Với dân số vào khoảng hơn 51 triệu người cùng 99% là người Triều Tiên, Hàn Quốc là một quốc gia dân tộc và có mật độ dân số cao thứ 3 (sau Bangladesh và Đài Loan) trong số các quốc gia có diện tích đáng kể.
Bài viết này có chứa kí tự tiếng Hàn. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì Hangul hoặc Hanja.
Những nghiên cứu, bằng chứng khoa học và chứng cứ khai quật khảo cổ học cho thấy rằng bán đảo Triều Tiên đã có xuất hiện con người sinh sống ngay từ thời đại đồ đá cũ. Lịch sử Triều Tiên cổ đại bắt đầu kể từ khi nhà nước Cổ Triều Tiên được thành lập vào năm 2333 TCN bởi Đàn Quân. Thời kỳ quân chủ của quốc gia này có nhiều điểm tương đồng với lịch sử Trung Quốc và Việt Nam - khi mà quyền cai trị thuộc về các triều đại phong kiến chuyên chế kế tập, Phật giáo Trung Hoa cùng Đạo giáo của Lão Tử có sức ảnh hưởng lớn và Nho giáo của Khổng Tử được lấy làm nền tảng tư tưởng gốc rễ cho toàn xã hội. Trong thời đại Tam Quốc (từ năm 18 TCN - năm 660 Sau CN), dưới triều đại Quảng Khai Thổ Thái Vương (vua Gwanggaeto, 391-413) của Cao Câu Ly (37 TCN - 668 Sau CN), lãnh thổ Triều Tiên được mở rộng sau một loạt các chiến dịch quân sự nhằm chinh phục các tiểu quốc của ông thành công, hình thành nên một trong những Đế quốc rộng lớn nhất Đông Bắc Á đương thời - chiếm khoảng một nửa diện tích của khu vực Mãn Châu (thuộc Đông Bắc Trung Quốc và một phần vùng Siberia của Liên bang Nga ngày nay). Sau Tam Quốc, Triều Tiên tiếp tục trải qua các triều đại Cao Ly (Goryeo, 918-1392), giai đoạn Cao Ly thuộc Mông Cổ (1231-1356, sau thất bại trong chiến tranh với Đế quốc Mông Cổ) và nhà Triều Tiên (Joseon, 1392-1897) trong một đất nước thống nhất cho đến cuối thời kỳ của Đế quốc Đại Hàn (1897-1910) vào năm 1910. Bước sang thời kỳ cận đại, Hoàng tộc Triều Tiên dưới quyền chi phối và lãnh đạo chuyên chính của Hưng Tuyên Đại Viện Quân rồi tiếp theo đó là Hoàng hậu Minh Thành đã thực thi chính sách "Bế quan tỏa cảng", tự cô lập đất nước với thế giới bên ngoài cũng như thẳng tay đàn áp Thiên Chúa giáo trước các cường quốc châu Âu. Trong khi đó, quốc gia láng giềng Nhật Bản, sau sự kết thúc của chế độ Mạc Phủ Tokugawa (Shōgun), thành công của công cuộc Minh Trị Duy tân (1866-1869), chấm dứt chủ nghĩa 'Tỏa Quốc' và chiến thắng trong các cuộc Chiến tranh Thanh–Nhật (1894-1895), Chiến tranh Nga–Nhật (1904-1905) cùng Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) - đã trở thành một thế lực mới, dần thay thế phương Bắc, mở rộng sức mạnh và tầm ảnh hưởng của mình lên Triều Tiên, Hải quân Nhật Bản sử dụng "Ngoại giao pháo hạm" gây áp lực để buộc Triều Tiên phải mở cửa các hải cảng cho thương nhân Nhật vào buôn bán đồng thời nhanh tay nắm quyền chủ động kiểm soát vùng lãnh thổ này trước các Đế quốc phương Tây - khởi đầu bằng Điều ước bất bình đẳng Nhật–Triều (1876). Cuối cùng, toàn bộ bán đảo bị Đế quốc Nhật Bản sử dụng vũ lực để sáp nhập lãnh thổ ngay sau khi xảy ra sự kiện Thống sứ Nhật Bản tại Triều Tiên - Itō Hirobumi bị An Jung-geun – một nhà hoạt động cách mạng, ám sát tại nhà ga Cáp Nhĩ Tân vào ngày 26 tháng 10 năm 1909. Nhật Bản buộc nhà Thanh (Trung Quốc) từ bỏ hoàn toàn quyền lực chi phối cùng sự ảnh hưởng lâu đời, sâu rộng nối tiếp nhau của Đại Thanh nói riêng và các triều đại phong kiến Trung Hoa nói chung lên đất nước cũng như Hoàng tộc Triều Tiên trong suốt chiều dài lịch sử. Người Nhật ép vua Thuần Tông ký vào bản Nhật-Triều Tịnh Hợp điều ước (1910) (Điều ước Sáp nhập hay 'Hiệp ước quốc sỉ' - theo cách gọi của người Triều Tiên), trực tiếp kiểm soát bán đảo trong vòng 35 năm (từ 1910-1945), giai đoạn này được gọi là Triều Tiên thuộc Nhật.
Sau khi Đế quốc Nhật Bản bại trận và đầu hàng, bán đảo Triều Tiên được quân đội Đồng Minh giải phóng và bị chia cắt bởi các lực lượng quân sự của Liên Xô cùng Hoa Kỳ vào giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia này trở thành hai nhà nước không chính thống với hai hệ tư tưởng và quan điểm chính trị đối lập nhau là Bắc Triều Tiên và Nam Triều Tiên - lấy ranh giới tạm thời là vĩ tuyến 38. Nhà nước Đại Hàn Dân Quốc được thành lập trên vùng lãnh thổ của miền Nam sau một cuộc tổng tuyển cử vào năm 1948 do Lý Thừa Vãn đứng đầu, ngay sau đó, đáp lại, miền Bắc cũng tiến hành tổ chức bầu cử, chính phủ và nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ra đời, do Kim Nhật Thành lãnh đạo. Trong khi Bắc Triều Tiên chịu sự ảnh hưởng của ý thức hệ cộng sản chủ nghĩa và được hậu thuẫn từ phía Liên bang Xô viết, Trung Quốc và Khối các quốc gia xã hội chủ nghĩa thì ngược lại, Nam Triều Tiên lại chịu sự ảnh hưởng về ý thức hệ, đồng thời được sự hậu thuẫn, ủng hộ và viện trợ mạnh mẽ của Hoa Kỳ, điều này khiến cho những mâu thuẫn chính trị - xã hội giữa hai miền đất nước vốn đã trong tình trạng căng thẳng, nay ngày càng trở nên nghiêm trọng và gay gắt. Các mâu thuẫn và xung đột này sau đó dẫn đến kết cục là một giải pháp quân sự nội bộ tàn khốc – Chiến tranh Triều Tiên (25 tháng 6 năm 1950 – 27 tháng 7 năm 1953) - hậu quả khiến cho hơn 3 triệu người thiệt mạng và hàng chục triệu người khác bị ảnh hưởng, rất nhiều người dân, binh lính, quân nhân bị thương tật, một số khác thì bị mất nhà cửa hoặc chia lìa vĩnh viễn những người thân trong gia đình. Chiến tranh Triều Tiên chỉ tạm dừng bằng một hiệp định ngừng bắn được ký kết trước sự chứng kiến của đại diện các bên tham chiến tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm thuộc Khu phi quân sự Triều Tiên. Sau chiến tranh, trong các thập niên từ 1960 đến những năm 2000, cùng với sự kiện 'Kỳ tích sông Hán', kinh tế Hàn Quốc đã được khôi phục hoàn toàn, phát triển vượt bậc và trở thành một nền kinh tế lớn, hiện đại và bền vững trên thế giới, sang tới năm 1996, Hàn Quốc chính thức bước vào hàng ngũ các quốc gia phát triển khi gia nhập OECD đồng thời giữ vững tư cách đó cho đến tận ngày nay. Đến ngày 27 tháng 4 năm 2018, cả 2 miền dù vẫn chưa ký hiệp định hòa bình nhưng đã ra bản Tuyên bố Bàn Môn Điếm, qua đó chấm dứt nội chiến, kết thúc trạng thái xung đột cùng thái độ thù địch để tiến tới kỷ nguyên hòa bình lâu dài, thịnh vượng và tái thống nhất. Hàn Quốc là quốc gia viện trợ nhân đạo nhiều nhất cho Bắc Triều Tiên trong năm 2019.
Thể chế chính trị của Hàn Quốc là dân chủ đại nghị và dân chủ trực tiếp, Quốc hội là cơ quan lập pháp cao nhất, Chính phủ quốc gia hoạt động, vận hành theo hệ thống Tổng thống chế toàn phần, trong đó, Tổng thống là nhà lãnh đạo đất nước, người đứng đầu Chính phủ kiêm Tổng tư lệnh của các Lực lượng Vũ trang, lãnh thổ được sắp xếp thành 17 đơn vị hành chính, bao gồm cả thực thể địa lý tranh chấp như nhóm đảo Liancourt (Dokdo) (với Nhật Bản và Bắc Triều Tiên) và các bãi đá ngầm Socotra, Gageo (với Trung Quốc) mà nước này tuyên bố chủ quyền và hiện đang duy trì quyền tài phán cùng sự kiểm soát trên thực tế. Ngày nay, Hàn Quốc là một trong số ít các nước phát triển, là quốc gia công nghiệp hóa thứ 2 trong lịch sử châu Á (chỉ sau Nhật Bản), là 1 trong 4 'con Rồng kinh tế châu Á' cùng với Đài Loan, Hồng Kông và Singapore, thành viên của hầu hết các tổ chức toàn cầu lớn trong số đó nổi bật như: Liên Hiệp Quốc, G-20, Câu lạc bộ Paris, IAEA, OECD, WTO, APEC,... Có bình quân mức tiêu chuẩn sinh hoạt, mức sống cùng chỉ số phát triển con người (HDI) đạt vào loại rất cao, xếp thứ 4 châu Á, hạng 23 thế giới, giữ hạng 9 toàn cầu về tuổi thọ trung bình của người dân, là quốc gia có quy mô nền kinh tế (GDP danh nghĩa) lớn thứ 9 (theo OECD) hoặc 10 trên thế giới (theo IMF), đứng thứ 4 châu Á (2020), xếp hạng 10 thế giới về tổng giá trị thương hiệu quốc gia (2020), có chỉ số dân chủ cao nhất châu Á, có tốc độ đường truyền kết nối Internet nhanh nhất thế giới. Mặc dù đã ký cam kết không phát triển, mua bán hoặc phổ biến các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt, quốc gia này vẫn sở hữu và duy trì một lực lượng quân đội hiện đại - đứng hạng 6 toàn cầu về sức mạnh quân sự tổng hợp (2021) và xếp thứ 8 trên thế giới về tổng mức đầu tư, chi tiêu ngân sách dành cho quốc phòng (2021). Người dân Hàn Quốc sở hữu cuốn hộ chiếu quyền lực nhất châu Á nói riêng cũng như thế giới nói chung trong nhiều năm liên tục - cùng với Nhật Bản và Singapore, hiện đang xếp hạng 3 thế giới (2021) - thậm chí còn có những thời điểm vươn lên để đứng số 1 toàn cầu, đứng thứ 2 châu Á (sau Nhật Bản) và hạng 17 thế giới về chỉ số tiến bộ xã hội, có nền kinh tế công nghiệp phát triển theo phân loại của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Liên Hiệp Quốc và Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA), được công nhận là một cường quốc khu vực tại Đông Á, cường quốc bậc trung trên thế giới, cũng như là một trong những đồng minh không thuộc khối NATO quan trọng hàng đầu của Hoa Kỳ.
Trong những năm gần đây, Hàn Quốc đã không chỉ sáng tạo ra mà còn đồng thời liên tục tăng cường mạnh mẽ sự phổ biến của văn hóa Hàn Quốc trên phạm vi toàn cầu - đặc biệt là ở khu vực châu Á, hay còn được biết đến với tên gọi 'Làn sóng Hàn Quốc'.
Mặc dù là một quốc gia phát triển, tuy nhiên hiện nay; xã hội Hàn Quốc hiện đại cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề, thách thức lớn như tình trạng lão hóa dân số do tỷ lệ sinh và kết hôn giảm, các định kiến xã hội vẫn còn tồn tại, thất nghiệp, áp lực cuộc sống cao cùng nạn tự sát - đặc biệt là trong tầng lớp những người trẻ tuổi, bất bình đẳng xã hội và khoảng cách của sự phân hóa giàu nghèo đang ngày một gia tăng.

Du lịch một số nước khác

Na Uy

Du lịch Na Uy

Ai Cập

Du lịch Ai Cập

Israel

Du lịch Israel

Iceland

Du lịch Iceland

Bangladesh

Du lịch Bangladesh

Brunei

Du lịch Brunei

Palau

Du lịch Palau

Myanmar

Du lịch Myanmar

Kết luận

Trên đây là một số kiến thức về kinh nghiệm du lịch Hàn Quốc. Vì mỗi người mỗi một cách nhìn nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ quý đọc giả để chúng ta cùng chia sẻ được nhiều kiến thức, kinh nghiệm hơn. Trân trọng cảm ơn!