Thung lũng Flam địa điểm du lịch ở Na Uy - kinh nghiệm du lịch Na Uy

Thung lũng Flam là một địa điểm du lịch nổi tiếng tại Na Uy. Nếu bạn đang có dự định đi du lịch Na Uy tự túc hoặc đặt tour du lịch Na Uy thì có thể ghé thăm địa điểm này.

Thung lũng Flam địa điểm du lịch ở Na Uy - kinh nghiệm du lịch Na Uy
Thung lũng Flam địa điểm du lịch ở Na Uy - kinh nghiệm du lịch Na Uy
Thung lũng Flam là một trong số những thung lũng xinh đẹp nhất ở Na Uy, nơi đây sẽ là điểm đến lý tưởng đối với những du khách yêu thích loại hình du lịch sinh thái và yêu thiên nhiên. Đến đây du khách sẽ phải di chuyển bằng xe lửa để đến với ngôi làng nhỏ ở Thung Lũng Flam để ngắm nhìn những ngôi nhà đầy màu sắc thậm chí có thể vào thăm những ngôi nhà đó bởi lẽ người dân ở đây rất thân thiện và hiếu khách. Đặc biệt, bạn còn có thể ngâm mình trong làn nước trong mát của những con suối chảy giữa lòng ngôi làng nhỏ này và được ngắm nhìn đàn cá tung tăng bơi lội dưới lòng suối trong lành. Ngoài ra, đạp xe là hoạt động được nhiều du khách lựa chọn nhất vì có thể chạy vòng quanh ngôi làng, leo lên những con dốc và hít thở không khí trong lành và yên tĩnh ở rừng thông. Đặc biệt khi đến với thung lũng Flam, du khách sẽ được trải nghiệm chuyến tàu hỏa đẹp nhất trên thế giới. Chỉ trong vòng 1 giờ chuyến tàu sẽ đưa bạn xuyên qua 20 đường hầm, băng ngang những dốc núi, bạn có thể được ngắm nhìn những thác nước tung bọt trắng xóa, những cảnh đẹp thiên nhiên ngoạn mục trên suốt đường đi.

Làm visa đi Na Uy

Các địa điểm du lịch tại Na Uy

Giống như các quốc gia và vũng lãnh thổ khác, Na Uy cũng có rất nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn và nổi tiếng đang chờ bạn khám phá với khung cảnh thiên nhiên cực kỳ tươi đẹp, các món ăn ngon, địa điểm vui chơi kỳ thú và nét đẹp văn hóa đặc trưng của người Na Uy.

Thông tin giới thiệu về Na Uy

Quốc kỳ của Na Uy (có thể chưa đúng)
bản đồ Na Uy
Bản đồ Na Uy
Na Uy (Bokmål: Norge; Nynorsk: Noreg), tên chính thức là Vương quốc Na Uy, là một quốc gia ở Bắc Âu nằm ở Tây Bắc Châu Âu có lãnh thổ bao gồm phần phía tây và cực bắc của Bán đảo Scandinavi; bao gồm đảo Jan Mayen và quần đảo Svalbard là 2 lãnh thổ nằm rất xa về phía Bắc Cực; bao gồm lãnh thổ phụ thuộc: đảo Bouvet nằm ở khu vực Subantartic. Na Uy cũng tuyên bố chủ quyền lãnh thổ với hai hòn đảo Peter I và Queen Maud Land tại châu Nam Cực.
Na Uy có tổng diện tích là 385.207 kilômét vuông (148.729 dặm vuông Anh) và dân số là 5,385,300 (2020). Đất nước này có chung biên giới phía đông với Thụy Điển (có chiều dài là 1.619 km hoặc 1.006 mi). Na Uy giáp Phần Lan và Nga ở phía đông bắc. Eo biển Skagerrak ở phía nam nối Na Uy với Đan Mạch. Na Uy có đường bờ biển dài, hướng ra Bắc Đại Tây Dương và biển Barents. Chính đại dương khiến Na Uy có khí hậu vùng đất thấp êm dịu, bớt lạnh hơn nhiều so với các quốc gia ở vùng vĩ độ bắc tương tự. Ngay cả vào những đêm vùng cực, nhiệt độ thông thường vẫn trên mức đóng băng. Đại dương cũng mang lại lượng mưa và lượng tuyết rơi lớn ở nhiều vùng.
Quốc vương Na Uy hiện tại là Harald V thuộc Vương tộc Glücksburg. Thủ tướng đương nhiệm là bà Erna Solberg (từ năm 2013). Na Uy là một quốc gia độc lập, có bộ máy nhà nước đơn nhất chế độ quân chủ lập hiến; Na Uy phân chia quyền lực quốc gia cho Quốc hội, Hội đồng nội các và Tòa án tối cao theo đúng Hiến pháp năm 1814. Vương quốc Na Uy được thành lập vào năm 872 với sự sáp nhập của hàng loạt các tiểu quốc và tồn tại như thế trong suốt hơn 1 100 năm. Từ năm 1537 đến 1814, Na Uy là một phần của Vương quốc Đan Mạch-Na Uy; từ năm 1814 đến 1905 thì nằm trong Vương quốc Liên hiệp Thụy Điển và Na Uy. Na Uy là nước trung lập trong Thế chiến thứ nhất, đến tháng 4 năm 1940 thì bị xâm chiếm bởi Đức Quốc Xã và đến tận cuối Thế chiến thứ hai Na Uy mới giành được độc lập.
Na Uy phân chia hệ thống chính trị và quản lý làm 2 cấp độ: Hạt và Khu tự quản. Nhóm người thiểu số Sámi tự trị trong vùng đất của họ theo Đạo luật Finnmark và Quốc hội Sámi. Na Uy duy trì mối quan hệ chặt chẽ với cả Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ. Na Uy là thành viên sáng lập của Liên hợp quốc, NATO, Hiệp hội thương mại tự do châu Âu, Hội đồng châu Âu, Hiệp ước châu Nam Cực và Hội đồng Bắc Âu; là thành viên của Khu vực kinh tế châu Âu, WTO, OECD cũng như Khu vực Schengen. Tiếng Na Uy có rất nhiều điểm tương đồng với tiếng Đan Mạch và Thụy Điển.
Na Uy đi theo mô hình phúc lợi Bắc Âu với hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn dân và an sinh xã hội toàn diện, bắt nguồn từ lý tưởng của Chủ nghĩa quân bình. Na Uy nắm giữ vị trí quan trọng trong các lĩnh vực công nghiệp trọng điểm, với lượng dự trữ tài nguyên dồi dào gồm có dầu mỏ, khí tự nhiên, khoáng sản, gỗ, thủy sản và nước ngọt. Ngành dầu khí chiếm đến khoảng 1/4 tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Nếu tính trên bình quân đầu người, Na Uy là chính là nước sản xuất dầu mỏ và khí tự nhiên lớn nhất thế giới bên ngoài Trung Đông.
Mức thu nhập bình quân đầu người của Na Uy cao thứ tư thế giới theo danh sách của tổ chức Ngân hàng Thế giới và Quỹ tiền tệ thế giới IMF. Còn theo danh sách của CIA (ước tính 2015) Na Uy xếp thứ 11. Quỹ đầu tư quốc gia của Na Uy cũng là lớn nhất thế giới, với giá trị 1 nghìn tỷ USD; chỉ số Phát triển Con người HDI cũng xếp số 1 kể từ năm 2009; xếp thứ nhất trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2017 và hiện tại đang đứng đầu về Chỉ số Cuộc sống tốt đẹp hơn của OECD, chỉ số Liêm chính công, Chỉ số Dân chủ. Na Uy cũng là một trong những nước có tỷ lệ tội phạm thấp nhất trên thế giới.

Du lịch một số nước khác

Latvia

Du lịch Latvia

Brunei

Du lịch Brunei

Pakistan

Du lịch Pakistan

Bỉ

Du lịch Bỉ

Mozambique

Du lịch Mozambique

Hà Lan

Du lịch Hà Lan

Singapore

Du lịch Singapore

Romania

Du lịch Romania

Kết luận

Trên đây là một số kiến thức về kinh nghiệm du lịch Na Uy. Vì mỗi người mỗi một cách nhìn nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ quý đọc giả để chúng ta cùng chia sẻ được nhiều kiến thức, kinh nghiệm hơn. Trân trọng cảm ơn!