Tháp Tokyo Tower địa điểm du lịch ở Nhật Bản - kinh nghiệm du lịch Nhật Bản

Tháp Tokyo Tower là một địa điểm du lịch nổi tiếng tại Nhật Bản. Nếu bạn đang có dự định đi du lịch Nhật Bản tự túc hoặc đặt tour du lịch Nhật Bản thì có thể ghé thăm địa điểm này.

Tháp Tokyo Tower địa điểm du lịch ở Nhật Bản - kinh nghiệm du lịch Nhật Bản
Tháp Tokyo Tower địa điểm du lịch ở Nhật Bản - kinh nghiệm du lịch Nhật Bản
Hằng năm, tháp Tokyo Tower thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch. Bạn biết không, đây là một trong số ít những vị trí đắc địa bậc nhất, cho phép bạn phóng tầm mắt ra toàn cảnh Tokyo đẹp lộng lẫy khi thành phố lên đèn. Cảm giác choáng ngợp, bất ngờ trước một bức tranh đầy sắc màu của những ánh đèn nhấp nháy, phản ánh sự phồn hoa và hiện đại. Với độ cao 333 m, cao hơn tháp Effel 13 m, tháp Tokyo được lấy cảm hứng từ chính tháp Effel với lối kiến trúc được tự chống bằng thép cao nhất thế giới. Nơi đây mở cửa cho bạn tham quan từ 9 giờ sáng đến 8 giờ tối. Tháp Tokyo Tower được xem là một biểu tượng tái sinh của Nhật Bản sau chiến tranh nên đây cũng là một địa điểm mà bạn nên đến để cùng người dân địa phương để cảm nhận được sự tự hào lịch sử cũng như sự phát triển bền vững.

Làm visa đi Nhật Bản

Các địa điểm du lịch tại Nhật Bản

Giống như các quốc gia và vũng lãnh thổ khác, Nhật Bản cũng có rất nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn và nổi tiếng đang chờ bạn khám phá với khung cảnh thiên nhiên cực kỳ tươi đẹp, các món ăn ngon, địa điểm vui chơi kỳ thú và nét đẹp văn hóa đặc trưng của người Nhật Bản.

Thông tin giới thiệu về Nhật Bản

Quốc kỳ của Nhật Bản (có thể chưa đúng)
bản đồ Nhật Bản
Bản đồ Nhật Bản
Nhật Bản (Nhật: 日本 Hepburn: Về âm thanh nàyNihon hoặc Về âm thanh nàyNippon?), trong khẩu ngữ thường gọi tắt là Nhật, tên đầy đủ là Nhật Bản Quốc (日本国), là một đảo quốc có chủ quyền nằm ở khu vực Đông Á, tọa lạc trên biển Thái Bình Dương. Quốc gia này nằm bên rìa phía đông của các biển: Nhật Bản, Hoa Đông, phía tây giáp với bán đảo Triều Tiên qua biển Nhật Bản, phía bắc giáp với vùng Viễn Đông của Liên bang Nga theo biển Okhotsk và phía nam giáp với đảo Đài Loan qua biển Hoa Đông.
Nhật Bản là một quần đảo núi lửa gồm khoảng 6.852 đảo, chủ yếu nằm trong khu vực ôn đới với bốn mùa rõ rệt, nhưng có khí hậu khác biệt dọc theo chiều dài đất nước. Năm hòn đảo chính yếu là Honshu, Hokkaido, Kyushu, Shikoku và Okinawa, chiếm khoảng 97% diện tích đất liền của nước này, nhưng phần nhiều chỉ là rừng và núi với nguồn tài nguyên khoáng sản rất hạn chế. Quần đảo được chia thành 47 tỉnh thuộc 8 vùng địa lý. Dân số Nhật Bản vào khoảng 126 triệu người, đứng thứ 11 thế giới và là đảo quốc đông dân thứ 2, tập trung chủ yếu ở các vùng đồng bằng nhỏ hẹp ven biển. Người Nhật chiếm khoảng 98,1% tổng dân số đất nước. Gần 20 triệu người sinh sống tại thành phố Tokyo, thủ đô không chính thức của đất nước. Vùng thủ đô Tokyo, bao gồm Tokyo và các tỉnh, thành phố vệ tinh xung quanh - là đại đô thị lớn nhất với hơn 35 triệu cư dân cũng như sở hữu nền kinh tế đô thị hóa cao nhất trên thế giới - giữ hạng 1 toàn cầu về quy mô GDP năm 2020. Đại đa số người dân Nhật Bản truyền thống theo tín ngưỡng Thần đạo bản địa, kết hợp với Phật giáo và Thiên Chúa giáo được du nhập từ bên ngoài.
Các nghiên cứu khoa học và bằng chứng khảo cổ học chỉ ra rằng đã có xuất hiện con người định cư tại Nhật Bản ngay từ thời thời đại đồ đá cũ. Những ghi chép đầu tiên đề cập đến quốc gia này nằm trong các thư liệu về lịch sử Trung Hoa có từ thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên. Thoạt đầu, văn hóa Nhật Bản chịu ảnh hưởng từ các vùng đất khác, chủ yếu là các triều đại phong kiến Trung Hoa, tiếp đến là giai đoạn phong kiến chuyên chế tương tự các nước láng giềng, về sau, đảo quốc này dần thoát ly khỏi sự chi phối của ngoại bang, hình thành những nét văn hóa riêng biệt. Từ thế kỷ 12 đến năm 1868 là thời kỳ Edo, trong giai đoạn này, Nhật Bản nằm dưới quyền cai trị của Shogun (Mạc Phủ) - các tướng lĩnh (Samurai) độc tài nhân danh Thiên hoàng, còn Hoàng gia thì chỉ đóng vai trò làm "bù nhìn", không có quyền lực thực tế. Quốc gia này bước vào quá trình tự cô lập (Tỏa Quốc) kéo dài trong suốt nửa đầu thế kỷ 17 và chỉ kết thúc vào năm 1853 khi Hạm đội Á châu trực thuộc Hải quân Đế quốc Hoa Kỳ dưới quyền chỉ huy của Phó đề đốc Matthew C. Perry tiến hành gây áp lực bằng "Ngoại giao pháo hạm" - buộc Mạc phủ Tokugawa phải ra lệnh mở cửa với phương Tây. Sau đó, Nhật Bản rơi vào những cuộc nội chiến và bạo loạn - xảy ra trong gần hai thập kỷ, trước khi Thiên hoàng Minh Trị lên ngôi và bắt đầu công cuộc tái thiết lại đất nước vào năm 1868 - khai sinh Đế quốc Nhật Bản, theo chủ nghĩa đế quốc đồng thời khôi phục Hoàng quyền - đưa 'Thiên hoàng' trở lại với vị thế là nhà lãnh đạo cao nhất cũng như biểu tượng thiêng liêng của dân tộc. Trong những năm cuối thế kỷ 19, quá trình công nghiệp hóa (Phú quốc cường binh) tại Nhật Bản dưới sự khởi xướng và dẫn dắt của vua Minh Trị diễn ra mạnh mẽ, đất nước phát triển nhanh chóng, đến đầu thế kỷ 20, Nhật Bản đã trở thành quốc gia có trình độ hiện đại hóa cao nhất châu Á, sánh ngang các cường quốc châu Âu. Những thắng lợi sau chiến tranh Thanh - Nhật, chiến tranh Nga - Nhật và chiến tranh thế giới thứ nhất đã tạo tiền đề vững chắc cho Nhật Bản đánh chiếm nhiều vùng lãnh thổ tại Trung Quốc, Triều Tiên, Đông Nam Á và các đảo quốc trên biển Thái Bình Dương - mở rộng đế chế của mình và củng cố quyền lực của chính phủ quân phiệt. Nhật Bản tham chiến trong Chiến tranh thế giới thứ hai với tư cách là một đồng minh của Phe Trục, các cuộc chiến tranh Trung - Nhật năm 1937 cùng chiến tranh Thái Bình Dương đã nhanh chóng lan rộng, trở thành một phần của cuộc chiến này từ năm 1941, và rồi cuối cùng kết thúc vào năm 1945 với sự đầu hàng vô điều kiện của chính phủ quân phiệt sau vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki của Không quân Hoa Kỳ. Sau chiến tranh, mặc dù đất nước, cơ sở hạ tầng cũng như nền kinh tế bị tàn phá nặng nề, tuy nhiên, cùng với sự kiện "Thần Kỳ Nhật Bản", quốc gia này đã nhanh chóng khôi phục lại hoàn toàn vị thế của mình.
Bắt đầu từ thời điểm bản Hiến pháp mới được ban hành vào năm 1947, Nhật Bản chính thức từ bỏ 'quyền tuyên chiến', thoát ly và xóa bỏ hoàn toàn chủ nghĩa quân phiệt, hình thành một nhà nước đơn nhất, chính phủ Quân chủ chuyên chế bị bãi bỏ và chế độ Quân chủ lập hiến được thông qua kết hợp với dân chủ đại nghị và dân chủ trực tiếp, trong đó, cơ quan lập pháp dân cử cao nhất là Quốc hội. Nhật Bản ngày nay là nước thành viên của hầu hết các tổ chức toàn cầu lớn, trong số đó nổi bật như: Liên Hợp Quốc, APEC, OECD, WTO, IAEA, Câu lạc bộ Paris, Cộng đồng Đông Á, G-20, là quốc gia châu Á đầu tiên và duy nhất là thành viên trong nhóm G8 (nay là G7),... Đây là quốc gia công nghiệp hóa đầu tiên tại châu Á, được công nhận là một Đại cường quốc, đồng thời là một đồng minh không thuộc khối NATO quan trọng hàng đầu của Hoa Kỳ. Quốc gia này có quy mô nền kinh tế đứng hạng 3 trên thế giới theo GDP danh nghĩa cũng như hạng 4 thế giới theo sức mua tương đương. Nhật Bản cũng đứng hạng 4 toàn cầu cả về kim ngạch nhập khẩu lẫn xuất khẩu, xếp hạng 3 thế giới về tổng giá trị thương hiệu quốc gia (2020). Mặc dù Nhật Bản đã tuyên bố từ bỏ 'quyền tuyên chiến', cũng như ký cam kết không phát triển, mua bán hay phổ biến các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt, nước này vẫn sở hữu và duy trì một lực lượng quân đội hiện đại - với sức mạnh quân sự tổng hợp được xếp hạng 5 toàn cầu (2020) cùng ngân sách quốc phòng cao thứ 6 trên thế giới (2021), được huy động với mục đích tự vệ và gìn giữ hòa bình. Nhật Bản là một nước công nghiệp phát triển với kỹ nghệ cao, có bình quân mức sống, tiêu chuẩn sinh hoạt và chỉ số phát triển con người (HDI) đạt vào loại rất cao, xếp hạng 19 toàn cầu (2020), trong đó, hộ chiếu Nhật Bản đứng hạng 1 toàn cầu (2021) - đồng thời trước đó nhiều lần vươn lên dẫn đầu thế giới và hiện đang cùng với Hàn Quốc và Singapore - là 3 cuốn hộ chiếu quyền lực nhất của châu Á nói riêng cũng như thế giới nói chung trong nhiều năm liên tục, người dân Nhật Bản được hưởng tuổi thọ cao nhất thế giới, đứng hạng 3 trong số những quốc gia có tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh thấp nhất thế giới, vinh dự có số lượng công dân đoạt nhiều giải Nobel nhất châu Á. Nhật Bản dẫn đầu thế giới về chỉ số thương hiệu quốc gia, hạng 6 trong báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2019, xếp cao nhất châu Á cũng như hạng 13 thế giới về chỉ số tiến bộ xã hội (2020) và giữ vị trí cao thứ 2 châu Á về chỉ số hòa bình toàn cầu (cùng với Bhutan và Singapore).
Mặc dù là một quốc gia công nghiệp tiên tiến, tuy nhiên, xã hội cũng như đất nước Nhật Bản hiện đại đang phải đối mặt với nhiều vấn đề, thách thức lớn, như tỷ lệ tự sát cao do áp lực cuộc sống, thất nghiệp, bất bình đẳng xã hội, sự phân hoá giàu nghèo, tình trạng thanh niên ngại kết hôn do áp lực công việc, kết hợp với tỷ lệ sinh đẻ thấp ở mức báo động đã góp phần khiến cho quá trình lão hóa dân số diễn ra ngày càng trầm trọng.

Du lịch một số nước khác

Bangladesh

Du lịch Bangladesh

Brasil

Du lịch Brasil

Lào

Du lịch Lào

Venezuela

Du lịch Venezuela

Hungary

Du lịch Hungary

Kết luận

Trên đây là một số kiến thức về kinh nghiệm du lịch Nhật Bản. Vì mỗi người mỗi một cách nhìn nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ quý đọc giả để chúng ta cùng chia sẻ được nhiều kiến thức, kinh nghiệm hơn. Trân trọng cảm ơn!