Tử Cấm Thành địa điểm du lịch ở Trung Quốc - kinh nghiệm du lịch Trung Quốc
Tử Cấm Thành là một địa điểm du lịch nổi tiếng tại Trung Quốc. Nếu bạn đang có dự định đi du lịch Trung Quốc tự túc hoặc đặt tour du lịch Trung Quốc thì có thể ghé thăm địa điểm này.
Tử Cấm Thành là cung điện cổ nhất thế giới, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Được xây dựng từ thời nhà Minh, những năm 1406, cung điện này có diện tích lên tới 720.000 km2, có diện tích gấp đôi cung điện Vatican và gấp ba lần điện Kremlin của nước Nga. Tử Cấm Thành nguy nga là nơi ở của các triều đại vua Trung Quốc và đã có 24 hoàng đế đã sống ở đây trong thời gian trị vì của mình. Với diện tích rộng lớn, nơi đây bao gồm hơn 9000 căn phòng với đầy đủ các công trình tiện nghi cho các triều đại vua chúa. Không chỉ có ý nghĩa về mặt văn hóa, đây còn là công trình cực kì có ý nghĩa về mặt kiến trúc đầy tự hào của người dân Trung Hoa. Hiện nay Tử Cấm Thành được bảo tồn và mở cửa cho du khách tới tham quan nhưng chỉ là một phần của công trình nguy nga tráng lệ này. Du khách có thể tới thăm nơi đây bất cứ lúc nào trong năm tuy nhiên mùa thu được coi là thời điểm thích hợp nhất để tới thăm nơi đây, khi đó Tử Cấm Thành nguy nga tráng lệ mang một vẻ đẹp cực kì nổi bật giữa tiết trời thu yên bình của vùng đất Bắc Kinh.
Làm visa đi Trung Quốc
Các địa điểm du lịch tại Trung Quốc
Giống như các quốc gia và vũng lãnh thổ khác, Trung Quốc cũng có rất nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn và nổi tiếng đang chờ bạn khám phá với khung cảnh thiên nhiên cực kỳ tươi đẹp, các món ăn ngon, địa điểm vui chơi kỳ thú và nét đẹp văn hóa đặc trưng của người Trung Quốc.
Thông tin giới thiệu về Trung Quốc
Với diện tích 9.596.961 km², Trung Quốc là quốc gia có diện tích lục địa lớn thứ 4 trên thế giới và là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ 3 hoặc thứ 4 trên thế giới tùy theo phương pháp đo lường. Cảnh quan đa dạng thay đổi từ những thảo nguyên rừng cùng các sa mạc Gobi và Taklamakan ở phía bắc khô hạn đến các khu rừng cận nhiệt đới ở phía nam có mưa nhiều hơn. Các dãy núi Himalaya, Karakoram, Pamir và Thiên Sơn là ranh giới tự nhiên của Trung Quốc với Nam và Trung Á. Trường Giang và Hoàng Hà lần lượt là sông dài thứ 3 và thứ 6 trên thế giới, hai sông này bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng và chảy hướng về vùng bờ biển phía đông - nơi có dân cư đông đúc hơn. Đường bờ biển của Trung Quốc trải dọc theo Thái Bình Dương và dài 14.500 km, giáp với các biển: Bột Hải, Hoàng Hải, Hoa Đông và biển Đông.
Lịch sử Trung Quốc bắt nguồn từ lưu vực ở 2 con sông: Hoàng Hà (bình nguyên Hoa Bắc) và Trường Giang (đồng bằng Trường Giang). Trải qua hơn 5.000 năm, nền văn minh Trung Hoa phát triển lớn mạnh, đặc trưng bởi hệ thống tư tưởng, triết học như Nho giáo, Đạo giáo và thuyết Âm dương ngũ hành - có sức ảnh hưởng lớn, sâu rộng đối với các quốc gia láng giềng, các thành tựu khoa học kỹ thuật (phát minh ra giấy, la bàn, thuốc súng, địa chấn kế, kỹ thuật in ấn,...), hoạt động giao thương xuyên châu Á (Con đường tơ lụa) và những đô thị có quy mô dân số và trình độ kiến trúc hàng đầu thế giới vào thời trung cổ. Với hơn 5.000 năm lịch sử, Trung Quốc là một trong 4 nền văn minh cổ đại lớn của thế giới (cùng với Lưỡng Hà, Ai Cập và Ấn Độ) và là nền văn minh duy nhất trong số đó vẫn còn tồn tại nguyên vẹn cho đến tận ngày nay.
Hệ thống chính trị của Trung Quốc thời kỳ phong kiến được dựa trên các triều đại quân chủ chuyên chế kế tập, khởi đầu là nhà Hạ ở lưu vực sông Hoàng Hà từ khoảng năm 21 TCN. Năm 221 TCN, nhà Tần chinh phục một loạt các quốc gia nhỏ khác để hình thành một đế quốc Trung Hoa thống nhất. Trong suốt chiều dài lịch sử, lãnh thổ Trung Quốc dưới quyền cai trị của các triều đại phong kiến nối tiếp nhau đã trải qua nhiều lần mở rộng, thu hẹp, đứt đoạn và cải cách. Sang đến thời kỳ cận đại, nhà Thanh - triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc suy yếu, quốc gia này bị các nước Đế quốc xâu xé sau Chiến tranh Nha Phiến và trở thành một vùng lãnh thổ bán thuộc địa trong vòng 110 năm (từ năm 1839 tới 1949). Trong giai đoạn này, Trung Hoa Dân Quốc lật đổ nhà Thanh vào năm 1912 sau cuộc Cách mạng Tân Hợi và lên cầm quyền tại Trung Quốc đại lục cho đến năm 1949. Sau khi Đế quốc Nhật Bản bại trận và đầu hàng Đồng Minh trong giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai (1945), Trung Quốc quay trở lại với cuộc nội chiến giữa 2 thế lực: Đảng Cộng sản và Quốc Dân Đảng - vốn đã kéo dài tới hơn 20 năm kể từ trước Thế Chiến (1927-1950), cuối cùng, Đảng Cộng sản đánh bại Quốc Dân Đảng và thành lập nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh vào ngày 1 tháng 10 năm 1949, trong khi đó, Quốc Dân Đảng di dời chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đến đảo Đài Loan.
Kể từ khi tiến hành cuộc cải cách kinh tế vào năm 1978, nền kinh kế Trung Quốc đã có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Năm 2020, quy mô nền kinh tế Trung Quốc với hơn 1,4 tỷ dân đạt mức 24,1 nghìn tỷ USD - đứng số 1 thế giới tính theo sức mua tương đương (PPP), GDP danh nghĩa đạt mức 14,8 nghìn tỷ USD, xếp thứ 2 sau Hoa Kỳ, thu nhập bình quân đầu người đạt mức 10,839 nghìn USD/người - xếp hạng 59 toàn cầu theo danh nghĩa hoặc 17,206 USD/người, xếp hạng 73 trên thế giới theo sức mua.
Trung Quốc là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và có quân đội thường trực với số lượng lớn nhất thế giới cùng ngân sách quốc phòng lớn thứ nhì. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trở thành một thành viên của Liên Hiệp Quốc từ năm 1971 sau khi chính thể này thay thế Trung Hoa Dân Quốc trong vị thế thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an. Trung Quốc cũng là thành viên của một số tổ chức quốc tế đa phương chính thức và phi chính thức, trong đó nổi bật như: WTO, APEC, BRICS, SCO và G-20,... Trung Quốc là một cường quốc và một số học giả nhận định đây là một trong những siêu cường tiềm năng trên thế giới. Trung Quốc đang có mục tiêu trở thành một siêu cường có thể cạnh tranh với Hoa Kỳ trên mọi mặt: kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa; thậm chí đặt tham vọng sẽ thay thế Hoa Kỳ để trở thành siêu cường số 1 thế giới trong tương lai - tuy nhiên, tham vọng này không dễ đạt được cũng như kinh tế Trung Quốc hiện nay vẫn còn là một nền kinh tế công nghiệp mới đang phát triển.
Bên cạnh những thành tựu kinh tế, Trung Quốc hiện cũng đang phải đối mặt với các vấn đề từ cả từ trong lẫn ngoài nước như: tình trạng ô nhiễm môi trường, sự chênh lệch mức sống giữa các khu vực thành thị và nông thôn, chênh lệch giới tính do hậu quả của 'chính sách một con' cùng bất bình đẳng xã hội, thất nghiệp - đặc biệt là trong tầng lớp những người trẻ tuổi, tham nhũng, những tranh cãi liên quan đến tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng cùng hồ sơ nhân quyền, phong trào phản kháng cùng tư tưởng ly khai ở Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông và Hồng Kông cùng các lệnh trừng phạt, cấm vận thương mại, ngoại giao và công nghệ từ phía Hoa Kỳ.
Du lịch một số nước khác
Kết luận
Trên đây là một số kiến thức về kinh nghiệm du lịch Trung Quốc. Vì mỗi người mỗi một cách nhìn nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ quý đọc giả để chúng ta cùng chia sẻ được nhiều kiến thức, kinh nghiệm hơn. Trân trọng cảm ơn!