Tỉnh Thái Bình là một Tỉnh tại Đồng Bằng Sông Hồng, Tỉnh Thái Bình có rất nhiều địa điểm chơi tết thú vị như sau:
1. Làng nghề bánh đa nem Nguyên Lý
Thích hợp cho du lịch kiểu làng nghề
Bánh Đa Nem được sản xuất tại làng Chều,Nguyên Lý , Lý Nhân ,Hà Nam với nguyên liệu chính là bột gạo và muối. Với làng nghề truyền thống có lịch sử hơn 700 năm, bánh đa nem nơi đây đã nổi tiếng khắp nơi đồng thời đã khẳng định được thương hiệu và chất lượng của sản phẩm .
2. Làng dệt chiếu Hới
Thích hợp cho du lịch kiểu văn hóa
Nói đến chiếu làng Hới là nói tới sự hội tụ những tuyệt kỹ tinh xảo nhất của một chiếc chiếu. Từ sự cầu kỳ về nguyên liệu đến việc lựa cói rồi lên khung dệt. Chiếu Hới chính là sản phẩm truyền thống của làng này. Và là sản phẩm thủ công mỹ nghệ nổi tiếng nhất vùng. Không chỉ của Hưng Hà mà vươn ra cả nước. Lách cách thoi đưa, sớm tối những người thợ thủ công làng Hới đang dệt những chiếc chiếu đẹp về hình thức, tốt về chất lượng. Mang những tâm tình của người dân vùng đồng bằng Sông Hồng.
3. Đền thánh Mẫu
Thích hợp cho du lịch kiểu tâm linh
Đền Thánh Mẫu là di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng thuộc xã Đông Sơn, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Đền thờ một bà Hoàng hậu nhà Đinh có tên húy là Đinh Thị Tỉnh, hiệu Trinh Minh hoàng hậu. Trong đời sống tâm linh của người Việt, tín ngưỡng thờ Mẫu là một trong những hình thức tín ngưỡng dân gian phổ biến nhất. Từ nhiều thập kỷ qua, giới nghiên cứu tín ngưỡng dân gian trong và ngoài nước đều thống nhất nhận định: tín ngưỡng thờ Mẫu là một loại hình tín ngưỡng dân gian giàu tố chất nhân văn độc đáo của Việt Nam.
4. Bãi Biển Cồn Vành
Thích hợp cho du lịch kiểu biển
Biển Cổn Vành ở Thái Bình là một địa điểm cực đáng nhớ để bạn có thời gian trải nghiệm cũng như khám phá cảnh đẹp thiên nhiên nơi đây. Biển Cồn Vành là sự kết hợp hòa quyện giữa nắng gió và cát biển mang lại cho bạn những trải nghiệm khó quên. Biền Cồn Vành mang một ý nghĩa hoang sơ nằm trong khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng và đã được UNESCO công nhận là hệ sinh thái rừng ngập mặn phong phú và thuần khiết. Và đặc biệt khi đến đây du khách còn có thể tham gia nhiều hoạt động ngoài trời nữa.
5. Nhà thờ Bác Trạch
Thích hợp cho du lịch kiểu văn hóa
Nhà thờ Bác Trạch là một trong những nhà thờ lớn nhất tại Việt Nam. Được xây dựng trong vòng 7 năm trước khi được khánh thành vào ngày 13.10.2013. Nơi đây được xây dựng khá công phu với hàng tấn vật liệu xây dựng kết hợp với kiến trúc tượng tròn, phù điêu. Tranh vẽ mang đến cho bạn không gian sống động. Hơn thế nữa, bạn sẽ bị ấn tượng bởi hơn 100 bộ cửa trong kính ngoài chớp. Mỗi cửa là một bức tranh nhiều màu sắc. Đây là một địa điểm du lịch Thái Bình không nên bỏ lỡ.
6. Biển Đồng Châu
Thích hợp cho du lịch kiểu biển
Trải nghiệm đầu tiên khi đặt chân tới biển Đồng Châu đó là vui chơi, bơi lội và hòa mình vào dòng nước biển trong xanh, mát mẻ. Tuy không được đẹp như các bãi biển khác, nhưng bãi biển Đồng Châu lại mang rất nhiều nét đẹp hoang sơ, tạo nên sự ấn tượng, độc đáo cho du khách tới đây. Khi tới đây, bạn không những được tắm biển với không gian yên tĩnh, thơ mộng. Mà còn được khám phá khung cảnh thiên nhiên với những rừng thông, phi lao xanh ngắt rất tuyệt vời.
7. Chùa Keo
Thích hợp cho du lịch kiểu tâm linh
Chùa Keo thuộc huyện Vũ Thư, Thái Bình, có tuổi đời gần 400 năm, vẫn giữ gần như nguyên vẹn kiến trúc cổ kính đặc trưng của các ngôi chùa Việt. Chùa Keo Thái Bình được đánh giá là công trình có qui mô rộng lớn bậc nhất trong các chùa cổ ở Việt Nam. Bên cạnh đó là nhiều giá trị kiến trúc nghệ thuật độc đáo. Bên cạnh kiến trúc “Nội công, ngoại quốc”. Thì việc chùa được xây dựng quay mặt ra hướng nam với điểm đầu là Tam quan ngoại và điểm cuối Gác chuông nằm trên một trục bắc – nam. Được xem là đường “thần đạo” trong phong thủy kiến trúc.
8. Biển Cồn Đen
Thích hợp cho du lịch kiểu biển
Còn gì tuyệt hơn khi những buổi chiều được tản bộ dọc bãi biển Cồn Đen Thái Bình. Ngắm những đợt sóng vỗ bờ trắng xóa, những dải thông xanh mướt cũng đung đưa theo làn gió biển. Không khí cũng dịu mát hơn hẳn! Hay thả mình xuống dòng nước biển mát lạnh giữa tiết trời oi nóng của hè này thì còn gì bằng! Đây là một địa điểm du lịch Thái Bình không nên bỏ lỡ.
9. Đền Đồng Xâm và làng chạm bạc Đồng Xâm
Thích hợp cho du lịch kiểu văn hóa
Làng nghề chạm bạc Ðồng Xâm có tên cũ là Ðường Thâm nằm ở bên hữu ngạn sông Ðồng Giang. Những ghi chép trong sách sử cho biết làng này hình thành vào cuối thời Trần – Hồ, cách đây hơn 600 năm. Đồng Xâm ngày nay thuộc xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Âm thanh đặc trưng của làng nghề Đồng Xâm là những tiếng đục, đẽo của các thợ chạm khắc. Khắp những đường làng ngõ xóm âm thanh đó liên tục vang lên đủ để thấy không khí lao động sôi nổi của những nghệ nhân nơi này. Hãy đến đây và tìm hiểu cũng nhưu khám phá tham quan về làng nghề này.
10. Làng vườn Bách Thuận
Thích hợp cho du lịch kiểu sinh thái
Ðến Bách Thuận, du khách như lạc vào một công viên thu nhỏ với đủ các gam màu đậm nhạt. Dọc hai bên đường làng là màu xanh thẫm của ngâu và màu xanh tươi của hoè. Thiên nhiên đã ưu đãi cho Bách Thuận phát triển nghề vườn truyền thống. Bách Thuận còn là một làng quê cổ, tiêu biểu cho các làng quê ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Du khách trong và ngoài nước rất thích thú với cảnh quan, môi trường sinh thái ở làng vườn Bách Thuận.
11. Đền Tiên La
Thích hợp cho du lịch kiểu tâm linh
Đền Tiên La là nơi thờ Bát Nạn tướng quân Vũ Thị Thục (còn được gọi là Bát Nàn tướng quân). Đây là môt nữ tướng lừng danh dưới thời Hai Bà Trưng, đã có công đánh quân xâm lược phương Bắc. Với quy mô lớn và kiên trúc đẹp đền Tiên La đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 1986. Hàng năm, vào ngày 10-20/3 âm lịch hàng năm. Nơi đây thường diễn ra Lễ hội đền Tiên La thu hút đông đảo du khách thập phương về dự,. Cùng tưởng nhớ công ơn Bát Nạn Tướng Quân. Trong đó, chính hội diễn ra ngày 17, trùng ngày mất của Bát Nạn tướng quân.
12. Đền Đồng Bằng
Thích hợp cho du lịch kiểu tâm linh
Đền Đồng Bằng là một bảo tàng mỹ thuật điêu khắc gỗ tuyệt đẹp, Một điểm du lịch hấp dẫn của vùng quê lúa Thái Bình. Toàn bộ khu di tích danh thắng là cả một quần thể rộng lớn. Bao gồm hệ thống các đền, miếu, am, tháp, gọi chung là 6 phủ. Mỗi người đến lễ cầu đều mang tâm trạng riêng, nỗi niềm riêng nhưng có lẽ tất cả đều gặp nhau ở chung một điểm đó là lòng thành kính khi hướng về đức vua cha. Vẻ đẹp của ngôi đền ngoài vẻ đẹp của kiến trúc những nét xưa dáng cũ còn vương lại trên những nét trạm khắc tinh xảo của cố nhân.
13. Làng nghề dệt Phương La
Thích hợp cho du lịch kiểu văn hóa
Như bao làng quê khác, ngoài nghề làm ruộng, người dân Phương La còn có nghề dệt lụa, dệt vải. Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, thì nghề dệt của Phương La đã có cách đây gần 800 năm. Trải qua bao thế hệ, nghề dệt Phương La vẫn luôn giữ được những thủ pháp nghệ thuật truyền thống. Với khát khao giữ nghề, nhiều thợ tay nghề cao trong làng ra sức truyền dạy nghề cho con cháu, tự tìm tòi, sáng tạo. Mạnh dạn nâng cấp, đầu tư máy dệt thủ công thô sơ thành máy dệt bán tự động, liên hoàn.
14. Đền Trần
Thích hợp cho du lịch kiểu tâm linh
Cùng với đền Trần - Nam Định, đền Trần Thái Bình với những nét mới trong kiến trúc càng ngày càng thu hút được rất nhiều khách du lịch thập phương. Nhất là trong các dịp lễ hội đầu năm, đây chính là điểm đến tâm linh, nơi thưởng thức những trò chơi giải trí mang đậm dấu ấn cổ truyền cho nhân dân cả nước. Đền Trần bao gồm có khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần, ngôi đền được chính phủ phong tặng khu di tích lịch sử quốc gia quan trọng. Đền Trần có diện tích 5.175 m2, được xây dựng công phu, uy nghi bề thế, đúng theo nghi thức và kiến trúc thời xưa. Ngày nay, tòa Hậu cung có kiến trúc chữ đinh với diện tích lên 359 m2, tòa Đệ nhị, Bái đường, tả vu, hữu vu, ba ngôi mộ các vua Trần và một số công trình kiến trúc liên quan cũng mới được phục hưng và duy trì, phát triển.
15. Đình An Tiêm
Thích hợp cho du lịch kiểu văn hóa
Không chỉ là nơi thờ tự linh thiêng, trong những năm kháng chiến, đình An Tiêm có lúc trở thành căn cứ địa cách mạng, có lúc lại là kho giữ thóc của cả làng. Năm 1946, đình là nơi đặt hòm phiếu đầu tiên để cử tri trong làng đi bầu cử. Và tới nay, đình trở thành nơi diễn ra những sinh hoạt văn hóa của cả làng. Lễ hội chính của đình An Tiêm được tổ chức trong 3 ngày 14, 15, 16 tháng 3 âm lịch. Về hình thức lễ hội được tổ chức theo hai phần: Lễ và Hội. Lễ hội đình An Tiêm là một nét văn hóa được người dân Thụy Dân gìn giữ qua nhiều thế hệ, mang ý nghĩa sâu sắc trong đời sống tinh thần của bà con, góp phần phát huy những giá trị truyền thống, xây dựng quê hương Thụy Dân ngày thêm giàu đẹp.
16. Đền Chòi
Thích hợp cho du lịch kiểu tâm linh
Từ ngoài vào trong, đền Chòi là một quần thể di tích được tạo bởi các công trình: cổng đền, hai dãy nhà chè, toà điện tiền tế, toàn điện đệ nhị, toà điện hậu cung… được làm và trùng tu vào các năm 1907 và 1941. Nội thất được trang trí, điêu khắc công phu, nhiều mảng chạm rất tinh xảo mang phong cách thời Lê có giá trị nghệ thuật cao. Đặc biệt, trong đền hiện còn lưu giữ được nhiều đồ thờ tự, tế khí, bát bửu, nhang án, 17 sắc phong của các đời vua ban tặng. Lễ hội chính của đền Chòi được mở vào ngày mùng 2 tháng 7 âm lịch hàng năm. Vào dịp lễ hội, hàng ngàn du khách ở khắp các tỉnh thành trong cả nước tìm về dâng hương tế lễ, tìm hiểu những giá trị văn hoá, giá trị lịch sử của ngôi đền.
17. Giáo họ Diêm Điền
Thích hợp cho du lịch kiểu văn hóa
Năm 1948, Giáo họ Diêm Điền bị tàn phá do bom đạn chiến tranh, ngôi thánh đường bị hư hại nặng nề. Đặc biệt, sau biến cố năm 1954, giáo dân trong Giáo họ phải ly tán, chỉ còn sót lại số giáo dân rất ít ỏi, cùng với những khó khăn tư bề của thời cuộc, bà con không thể giữ vững được ngôi thánh đường, Giáo họ dường như bị ta rã. Mãi đến năm 2002, tức là nửa thể kỷ sau đó, được sự đồng ý của Đức cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang – nguyện Giám mục Giáo phận – cha chánh xứ Giuse Phạm Văn Thiện đã cùng với bà con giáo dân nơi đây khôi phục lại ngôi thánh đường của Giáo họ. Sau 6 năm cha con miệt mài, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các đấng bậc trong và ngoài Giáo phận, nhất là của những người con xa quê trong nước cũng như hải ngoại hết lòng trợ giúp, Giáo họ đã xin lại được mảnh đất cũ và đặt viên đá đầu tiên xây dựng lại ngôi thánh đường vào ngày 31.3.2008.
18. Chùa Thiên Quý
Thích hợp cho du lịch kiểu tâm linh
Chùa Thiên Quý hay còn gọi là Chùa Kênh là kiến trúc nghệ thuật đặc sắc.Chùa được xây dựng vào cuối đời Lý dầu đời Trần đã nhiều lần trùng tu nâng cấp qua nhiều niên đại đến nay chùa vẫn giữ nguyên dấu tích cốt cách của lần trùng tu năm 1820. Lễ hội chùa Thiên Quý mở vào ngày 10 tháng Giêng hàng năm đã trở thành truyền thống nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, mọi gia đình được an khang thịnh vượng, phú quý bình an. Lễ hội còn là dịp để nhân dân và tín đồ phật tử ôn lại truyền thống lịch sử hào hùng, cùng nhau chung tay gìn giữ, phát huy những tinh hoa văn hóa và tôn vinh bản sắc dân tộc.
19. Chùa Báo Quốc
Thích hợp cho du lịch kiểu tâm linh
Chùa xây dựng theo kiểu chữ đinh. Từ ngoài vào qua tắc môn cũng to lớn, lộng lẫy như ngôi đền. Qua sân gạch đến bậc tam cấp là lối vào chùa. Tòa ngoài gồm 5 gian xây lối “Hồi văn cách bảng”. Nơi đây có 3 gian trung tâm tiếp nối với chuôi và thiết kế thờ Phật. Hệ thống tượng pháp và đồ tế khí có nhiều nét độc đáo. Đặc biệt là có tấm bia đá Tự Đức 22 (1868) – ghi lại tích chuyển chùa đến vị trí này và ghi lại tích Thái úy Lưu Ba về tu và truyền bá đạo Phật ở đây.
20. Nhà Thờ Phú Lạc
Thích hợp cho du lịch kiểu văn hóa
Sau triều Minh Mệnh, người dân Phú Lạc mới đón nhận ánh sáng Đức tin do các thừa sai Đaminh từ Kẻ Diền đến rao giảng. Thời Minh Tông Nguyễn Hiến Tổ (niên hiệu Triệu Trị), tuy không bãi bỏ các chiếu chỉ cấm đạo, nhưng vẫn để cho đạo Công giáo chút tự do. Vì thế, số tín hữu của Phú Lạc có phần gia tăng. Vừa trở thành một họ đạo, Phú Lạc đã chịu sự bách hại của triều Tự Đức. Các tín hữu bị bắt lên huyện học “Thập Điều” của vua Minh Mạng, với mục đích bắt họ bỏ đạo. Tuy nhiên, giáo dân nơi đây vẫn trung thành giữ vững Đức tin và đóng góp cho Giáo Hội hai Hiền Phúc Đaminh Thể và Đaminh Hậu.