Tỉnh An Giang là một Tỉnh tại Tây Nam Bộ, Tỉnh An Giang có rất nhiều địa điểm chơi tết thú vị như sau:
1. Chợ nổi
Thích hợp cho du lịch kiểu chợ
Là một trong những chợ nổi hiếm hoi ở miền nam còn giữ được những nét sinh hoạt rất nguyên sơ của miền tây sông nước, Chợ nổi Long Xuyên là một địa điểm tham quan lý tưởng dành cho bạn khi du lịch Long Xuyên. Chợ có chiều dài chừng 2 km, nằm dọc theo một bên của sông Hậu. Mặc dù không quá lớn như chợ nổi Cái Răng ở Cần Thơ nhưng khi đến với chợ nổi Long Xuyên bạn sẽ cảm thấy như đang hòa mình vào nét sinh hoạt bình dị của người dân ở đây. Mọi thứ cũng đều rất giản dị, mộc mạc. Là nơi tập trung hàng trăm xuồng, ghe từ khắp nơi đến để mua bán hàng hóa, bạn có thể đến chợ nổi Long Xuyên vào buổi sớm để tha hồ check in khung cảnh giao lưu mua bán nơi đây. Đặc biệt, hãy thưởng thức bữa sáng theo đúng kiểu “nổi” của người dân miền Tây, với Các món ngon dân dã như: bún riêu, bún cá, bánh tằm. Ngoài ra bạn cũng có thể nhâm nhi ly cà phê trên những chiếc ghe để tận hưởng cảm giác vừa ăn, vừa được lắc lư bồng bềnh theo con sóng rất thú vị.
2. Bảo tàng An Giang
Thích hợp cho du lịch kiểu bảo tàng
Bạn có muốn tìm về những dấu tích lịch sử hào hùng của những anh hùng dân tộc nơi đây? Hãy đến ngay bảo tàng An Giang Đây, bạn có thể được đọc một cách tường tận về các tài liệu hay tận mắt nhìn thấy các hiện vật và hình ảnh phản ánh lịch sử, văn hoá và quá trình phát triển của tỉnh An Giang, tất cả đều được ghi chép và lưu giữ cẩn thận tại đây. Với có kiến trúc cổ kính, khuôn viên rộng đẹp, vườn là hoa sứ luôn tỏa hương thơm dịu nhẹ tại bảo tàng sẽ mang đến cho bạn sự sảng khoái dễ chịu.
3. Khu tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng
Thích hợp cho du lịch kiểu di tích lịch sử
Bạn có muốn tìm về những dấu tích lịch sử hào hùng của những anh hùng dân tộc nơi đây? Hãy đến ngay bảo tàng An Giang Đây, bạn có thể được đọc một cách tường tận về các tài liệu hay tận mắt nhìn thấy các hiện vật và hình ảnh phản ánh lịch sử, văn hoá và quá trình phát triển của tỉnh An Giang, tất cả đều được ghi chép và lưu giữ cẩn thận tại đây. Với có kiến trúc cổ kính, khuôn viên rộng đẹp, vườn là hoa sứ luôn tỏa hương thơm dịu nhẹ tại bảo tàng sẽ mang đến cho bạn sự sảng khoái dễ chịu.
4. Hồ Nguyễn Du
Thích hợp cho du lịch kiểu hồ. thắng cảnh
Hồ Nguyễn Du nằm trên bờ sông Hậu, một khu vực yên tĩnh của đường Lê Lợi, phường Mỹ Bình, Thành phố Long Xuyên – An Giang.
5. Tịnh xá Ngọc Giang
Thích hợp cho du lịch kiểu di tích lịch sử
Vào thập niên 60, đoàn hành đạo do Nhị Tổ Giác Chánh và Trưởng lão Trị sự Giác Như dẫn đoàn luân chuyển hoằng pháp độ sanh tại các tỉnh miền Tây Nam bộ, trong đó tỉnh An Giang vào đầu năm Canh Tý (1960) là một trong những điểm hóa độ của quý Ngài.
6. Chùa Quảng Tế
Thích hợp cho du lịch kiểu chùa, tâm linh
Chùa Quảng Tế tọa lạc tại số 51/4 Lý Thái Tổ, phường Mỹ Long, TP. Long Xuyên. Với sự thanh tịnh, trầm mặc pha lẫn nét cổ kính, chùa Quang Tế đang dần trở thành điểm đến yêu thích của du khách thập phương muốn thư giãn và khám phá cảnh sắc thiên nhiên đẹp, hùng vĩ.
7. Cù Lao Ông Hổ
Thích hợp cho du lịch kiểu di tích lịch sử
Cù Lao Ông Hổ thuộc phố Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên. Cù lao xanh ngắt bóng tre và cây ăn trái, thấp thoáng những mái nhà nhỏ bé, yên bình. Từ dưới bến phà vào cù lao đã thấy hai bức tượng hổ to lớn được tạc bằng đá uy nghi đứng trấn cổng vào. Đó là biểu tượng của vùng đất này từ 300 năm qua. Năm 1984, Bộ Văn hóa đã ra quyết định công nhận đây là Di tích Lịch sử Quốc gia.
8. Chùa Ông Bắc
Thích hợp cho du lịch kiểu chùa, di tích lịch sử
Chùa Ông Bắc nằm trên đường Phạm Hồng Thái thuộc phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Chùa Ông Bắc còn được gọi là Quảng Đông Tỉnh Hội Quán là một di tích kiến trúc chính thống của người Việt gốc Hoa với các di vật cổ có giá trị cao. Chùa được xây dựng cách đây trên 100 năm bởi những người Hoa từ tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) để làm nơi hội họp, sinh hoạt. Chùa đã được công nhận di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia vào tháng 6/1987.
9. Núi Sam
Thích hợp cho du lịch kiểu núi
Núi Sam là một trong những ngọn núi của vùng Bảy Núi nổi tiếng ở An Giang. Tọa lạc ở vùng đồng bằng sông Cửu Long nên xung quanh Núi Sam có rất nhiều đồng lúa và kênh rạch chằng chịt. Đứng từ trên cao nhìn xuống, sẽ là một khung cảnh thiên nhiên không thể tuyệt vời hơn! Có đến gần 200 ngôi đền, chùa, am, miếu rải rác xung quanh Núi Sam từ chân núi, sườn núi cho đến đỉnh núi. Tuy nhiên, với độ cao khoảng 284m, đường mòn lên núi chỉ dốc thoai thoải và có rất nhiều bóng cây. Do đó, bạn không phải tốn quá nhiều sức để leo núi. Và nhớ cầm theo máy ảnh, điện thoại để chụp hình. Khung cảnh hai bên triền núi rất thơ mộng và nên thơ đấy!
10. Miếu Bà Chúa Xứ
Thích hợp cho du lịch kiểu di tích
Miếu Bà Chúa Xứ là một trong những di tích lịch sử - kiến trúc tâm linh quan trọng của tỉnh An Giang. Và đây cũng là đích đến chính của các khách du lịch hành hương, cầu an, cầu may mắn, cầu phúc lộc. Năm 2012, Miếu Bà Chúa Xứ được Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du lịch công nhận là di tích cấp Quốc Gia. Cùng với đó lễ hội Bà Chúa Xứ (lễ Vía Bà) cũng được công nhận là lễ hội cấp Quốc gia.
11. Chùa Tây An
Thích hợp cho du lịch kiểu chùa
Được xây dựng từ những năm 1847, chùa Tây An tọa lạc ở ngã ba Núi Sam. Được thiết kế theo cấu trúc chữ "tam" và là sự kết hợp của phong cách nghệ thuật Ấn Độ, nghệ thuật Hồi Giáo và kiến trúc chùa cổ Việt Nam. Bạn thể kết hợp tham quan chùa Tây An và cầu an cho gia đình mình.
12. Lăng Thoại Ngọc Hầu
Thích hợp cho du lịch kiểu di tích lịch sử
Cách khu vực miếu Bà Chúa Xứ - chùa Tây An khoảng 20m, Lăng Thoại Ngọc Hầu là kiến trúc lịch sử được tu bổ để tưởng nhớ và thờ cúng ông Thoại Ngọc Hầu – là một trong những người có công lớn trong công cuộc khai phá và mở rộng bờ cõi vùng đồng bằng sông Cửu Long.
13. Chùa Hang
Thích hợp cho du lịch kiểu chùa
Chùa Hang được gắn liền với sự tích thuần phục rắn của Bà Thợ. Tương truyền, bà Thợ vì muốn từ bỏ cuộc sống đời thường nhiều trái ngang, nhiều bất công nên đã lập am tu hành tại một hang sâu yên tĩnh ở khu vực núi Sam. Nhờ vào công đức tu hành của mình mà bà đã thuần phục được cặp rắn lớn sống trong hang sâu đó. Mến mộ công đức của bà, người dân đã quyên góp xây dựng và mở rộng ngôi chùa lớn hơn và từ đó được đặt tên là Chùa Phước Điền (hay còn được gọi là chùa Hang). Ngày nay, di tích hang sâu ở khu vực chùa phước điền vẫn còn tồn tại nhưng vì để đảm bảo an toàn cho người dân và khách thập phương nên chính quyền đã cho lấp đi.
14. Làng Nổi Châu Đốc
Thích hợp cho du lịch kiểu du lịch văn hóa, trải nghiệm
Làng nổi Châu Đốc trải dài dọc hai bên bờ sông Hậu. Người dân ở đây dùng bè neo đậu ở dưới cửa sông để làm nhà. Họ chủ yếu dùng các phương tiện như ghe, xuồng, canô để di chuyển. Mọi hoạt động sinh hoạt, buôn bán đều được thực hiện trên sông. Đến với Làng Nổi Châu Đốc, bạn sẽ được trải nghiệm những cảm giác đi trên tắc ráng, vỏ lãi hay xuồng gắn máy đuôi tôm để di chuyển từ nơi này qua nơi khác. Ngoài ra tham quan và thưởng thức các món cá ngay tại bè cũng là một điều tuyệt vời không thể bỏ qua.
15. Búng Bình Thiên
Thích hợp cho du lịch kiểu khu du lịch
Có dịp đến đây, du khách hãy ngao du quanh hồ bằng thuyền, thưởng thức các món ăn dân dã như chuột nướng; lẩu mắm nấu cá rô đồng chấm với bông súng, bông điên điển; chả cá linh hay cá linh non kho với trái me non... thật ngon bá cháy! Ban đêm thì ngủ tại nhà (homestay) của người đồng bào dân tộc Chăm An Phú với cảm giác mơ màng; lâng lâng... Còn gì tuyệt vời hơn...
16. Chùa Giồng Thành
Thích hợp cho du lịch kiểu chùa
Chùa Giồng Thành là một trong những di tích ở An Giang được Nhà nước công nhận, xếp hạng quốc gia vào năm 1986. Chùa được hòa thượng Trần Minh Lý xây dựng lần đầu vào năm 1875 bằng vật liệu tre lá đơn sơ, đến nay trải qua 4 lần tu sửa lớn, lần sửa chữa gần nhất là vào năm 1970 nhưng vẫn tọa lạc trên nền cũ thuộc xã Long Sơn anh hùng (Phú Tân - An Giang). Nhìn từ bên ngoài, chùa mang dáng dấp kiến trúc Ấn Độ với mái tháp có hai tầng hình phễu, trang trí nhiều họa tiết hoa văn trang nhã nhưng về đại thể, chùa Giồng Thành là khối kiến trúc hài hòa theo phong cách Á - Âu với lối xây dựng theo hình chữ “song hỷ”, gồm 3 gian, mái lợp bằng ngói móc, trên cột chánh điện có vẽ hình rồng.
17. Làng Chăm Châu Giang
Thích hợp cho du lịch kiểu văn hóa
Du khách qua phà Châu Giang để đến với Cồn Tiên, nơi có cộng đồng người Chăm sinh sống tại An Giang. Làng bình yên với những thánh đường Hồi giáo cùng nhiều ngôi nhà sàn truyền thống độc đáo. Đến với làng Chăm, du khách có dịp hiểu biết thêm về văn hóa, sản phẩm dệt thủ công và thưởng thức hương vị ẩm thực độc đáo nơi đây.
18. Chùa Núi Nổi
Thích hợp cho du lịch kiểu chùa
Nằm cách thị xã Tân Châu (An Giang) khoảng 9 km, núi Nổi thuộc xã Tân Thạnh TX Tân Châu nằm giữa đồng rộng mênh mông, vào mùa nước lũ, ngọn núi như bồng bềnh trên mặt nước. Vị thế kỳ lạ khiến nơi đây quanh năm thu hút khách du lịch đến chiêm bái, viếng cảnh…
19. Chùa Long Hưng
Thích hợp cho du lịch kiểu chùa
Chùa thường được gọi là chùa Giồng Thành, tọa lạc ở xã Long Sơn, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang cách thị xã Long Xuyên khoảng 75km theo đường Châu Đốc-Tân Châu. Chùa được Thiền sư Minh Lý xây dựng vào năm 1875, chùa có kiến trúc hài hòa theo phong cách Á-Âu. Kiến trúc mặt tiền hiện nay được trùng tu vào năm 1970. Ở chánh điện có nhiều pho tượng cổ như tượng đức Phật A Di Đà, bộ tượng Thập Điện Minh Vương... Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
20. Vàm Nao – Lòng Hồ Tân Trung
Thích hợp cho du lịch kiểu du lịch văn hóa
Lòng Hồ Tân Trung là điểm du lịch sinh thái mới được khai thác với các sản phẩm ẩm thực vùng ngập nước và các loại hoa màu. Du khách đến với du lịch Lòng hồ Tân Trung sẽ được dạo quanh Lòng Hồ ngắm cảnh thiên nhiên còn rất hoang sơ, trải nghiệm cuộc sống đời thường của những người nông dân thật thà, chất phác những chiếc áo Bà Ba, khăn choàng cổ đặc biệt là những chiếc nón lá tre mộc mạc mang đậm tình Miền Tây.
21. An Hòa Tự
Thích hợp cho du lịch kiểu chùa, di tích lịch sử
An Hòa Tự chùa chánh, mang di tích lịch sử của đạo Phật Giáo Hòa Hảo, tọa lạc tại thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang, mà tín đồ trong đạo thường gọi là Chùa Thầy. Chùa được xây dựng trong một khuôn viên rộng 16.000 m2, cặp tỉnh lộ 954, cách bến phà Thuận Giang khoảng 800m. Kiến trúc theo lối chân phương truyền thống, 4 nóc mái; Chánh điện chính giữa cao, phần trước, sau thấp nhỏ hình chữ cơn, hậu tự một nóc hai mái xuôi nối liền chánh điện, cột gỗ, nền gạch, tường vôi, mái ngói, chiếm diện tích khoảng 300 m2, uy nghiêm hướng cửa về phía Nam.
22. Làng nghề bánh phồng Phú Mỹ
Thích hợp cho du lịch kiểu làng nghề truyền thống
Làng nghề bánh phồng Phú Mỹ hình thành, tồn tại và phát triển gần 70 năm nay, có 49 cơ sở sản xuất, thu hút khoảng 300 lao động. Trong đó, các gia đình nổi tiếng có truyền thống làm bánh như gia đình cụ Lê Minh Dơn, Ngô Thị Dờn, Trần Văn Tâm… Bánh phồng Phú Mỹ nhỏ bằng cái dĩa nhưng nướng chín phồng to hơn cái quạt nan. Bánh vừa xốp, vừa mềm, cắn vào nghe “phao” miệng bởi vị béo của nếp, vị ngọt của đường, mùi thơm của sữa, mè, đậu nành, đậu phộng… tạo nên hương vị đặc trưng và không thể thiếu trong các dịp đám tiệc, cưới hỏi. Thời gian qua, bánh phồng Phú Mỹ được người tiêu dùng ưa chuộng nên làng nghề phát triển mạnh và sản xuất quanh năm.
23. Khu du lịch Vạn Hương Mai
Thích hợp cho du lịch kiểu khu du lịch, vui chơi giải trí
Khu du lịch Vạn Hương Mai được mệnh danh là mô hình thu nhỏ của Tỉnh An Giang trù phú và xinh đẹp, là một khu trung tâm vui chơi giải trí và du lịch sinh thái cho đông đảo người dân địa phương và khách du lịch. Khu du lịch có hệ thống khuôn viên rộng lớn, là nơi du khách có thể thả mình trên bãi cỏ xanh hít thở thiên nhiên mát lành, tổ chức các buổi dã ngoại, tổ chức ăn uống cùng gia đình, hay là nơi hẹn hò của các cặp tình nhân.
24. Đền thờ quản cơ Trần Văn Thành
Thích hợp cho du lịch kiểu di tích lịch sử
Đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành, còn có tên Bửu Hương tự, chùa Láng Linh; là một di tích lịch sử cấp Quốc gia Việt Nam. Hiện nay, ngôi đền tọa lạc tại ấp Long Châu I, xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, cách thành phố Long Xuyên khoảng 50 km. Đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành, kiến trúc dạng chữ "tam", kiểu cổ lầu, mái hai cấp lợp ngói đại ống, cột gỗ căm xe và bê tông, tường gạch, nền lát gạch bông. Về nghệ thuật thì khá đơn giản so với các đình chùa ở trong vùng. Trong nội thất, các hương án, bài vị, hoành phi, liễn đối đều được chạm khắc công phu sắc nét, và sơn son thiếp vàng. Các bàn thờ đều trang trí các tranh sơn thủy về cảnh làng quê sông nước. Trung tâm là ngôi thờ đặt Long đình chạm lộng tứ linh, hoa cỏ. Hai bên có đặt bộ lỗ bộ
25. Rừng Tràm Trà Sư
Thích hợp cho du lịch kiểu thắng cảnh tự nhiên
Rừng trà Tràm Sư tại Tịnh Biên, An Giang là một trong những cánh rừng tràm ngập nước có hệ động thực vật phong phú tại vùng miền Tây Nam Bộ. Rừng tràm Trà Sư mùa nào cũng đẹp nhưng có lẽ mùa nước nổi là lúc nơi đây khoác lên mình một chiếc áo lộng lẫy nhất của đất trời ban tặng. Đến Rừng Tràm Trà Sư để có thể ngắm nhìn một cách trọn vẹn phong cảnh nơi đây bạn đừng bỏ qua những chiếc thuyền hay những chiếc xuồng nhỏ. Ngồi trên chúng và xuôi theo dòng nước chậm chậm tiến vào tận ngóc ngách của nơi đây sẽ khiến bạn không khỏi si mê.
26. Cánh đồng thốt nốt
Thích hợp cho du lịch kiểu thắng cảnh tự nhiên
Từ dãy núi Thất Sơn bạn có thể phóng tầm nhìn của mình xuống bất cứ nơi đâu và từ đây bạn cũng sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh “bức họa chân thật” tuyệt đẹp của hàng trăm cây thốt nốt vươn mình thẳng đứng cao vút giữa cánh đồng lúa xanh mướt.
27. Núi Cấm
Thích hợp cho du lịch kiểu núi
Núi Cấm thuộc địa phận xã An Hảo, huyện Tịnh Biên. Ngọn núi có chu vi 28.600m và có độ cao khá ấn tượng: 705m so với mặt nước biển. Điểm đặc biệt nhất đỉnh Bồ Hong của Thiên Cấm Sơn chính là đỉnh núi cao nhất trong dãy Thất Sơn nói riêng và Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung. Không chỉ có dáng vẻ hùng vĩ, núi Cấm còn có khí hậu khá mát mẻ cùng khung cảnh thơ mộng với cây cối xanh tươi quanh năm. Đến với núi Cấm, bạn sẽ được tham quan các công trình kiến trúc đặc sắc mang đậm màu sắc tôn giáo như Chùa Vạn Linh, Điện Bồ Hong, Tượng phật Di Lặc chùa Phật Lớn,…
28. Chùa Phật Lớn
Thích hợp cho du lịch kiểu chùa
Chùa Phật Lớn có tượng phật Di Lặc được Tổ chức Kỷ lục châu Á công nhận là “tượng phật Di Lặc lớn nhất trên đỉnh núi ở châu Á”. Bức tượng có chiều cao 33.6m, với tổng trọng lượng gần 1.700 tấn làm từ bê tông, cốt thép. Không chỉ có chiều cao và trọng ượng khủng mà tượng Phật cũng đạt đến độ thẩm mỹ cao về kiến trúc, màu sắc, nằm hài hòa giữa không gian núi rừng Cấm Sơn. Ai từng đến đây cũng vô cùng ấn tượng với nụ cười an nhiên, từ bi và nhất là chiếc bụng to đặc trưng của tượng Phật Di Lặc ở Việt Nam.
29. Chùa Vạn Linh An Giang
Thích hợp cho du lịch kiểu chùa
Chùa thuộc Núi Cấm, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Ngôi chùa tuyệt đẹp được thiết kế theo lối kiến trúc cổ truyền của chùa chiền phương Đông này nằm trên một sườn núi thoai thoải, trong khuôn viên trồng nhiều hoa kiểng tươi tốt quanh năm, tạo nên khung cảnh vừa thơ mộng vừa đậm chất thiền. Một điểm nữa tạo nên dấu ấn cho công trình là ngay phía trước tiền đường có dựng ba ngôi tháp uy nghi, bề thế.
30. Chùa Lầu
Thích hợp cho du lịch kiểu chùa
Chùa Lầu An Giang nằm ở khóm Xuân Phú, thị trấn Tịnh Biên, An Giang. Nơi đây không chỉ có không gian thanh tịnh mà còn sở hữu kiến trúc độc đáo cùng khung cảnh tuyệt đẹp với hoa cỏ, cây cảnh hài hòa. Ngôi chùa này đã nhanh chóng trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn với nhiều du khách vì vừa giúp thiền tịnh, tu tâm vừa để bạn giải tỏa căng thẳng sau những ngày làm việc bận rộn.
31. Hồ Latina
Thích hợp cho du lịch kiểu hồ, thắng cảnh
Nằm ở địa phận giáp danh giữa Tịnh Biên và Tri Tôn, hồ Latina là điểm đến quen thuộc của các phượt thủ mê xê dịch. Với vẻ đẹp hài hòa của nước non và rừng núi, lại nằm ngay cạnh một ngọn núi cao, mặt hồ càng được thêm phần tĩnh lặng, trong vắt soi hình bóng cây và vách đá.
32. Núi Kéc
Thích hợp cho du lịch kiểu núi
Núi Kéc hay còn được gọi là Anh Vũ Sơn, còn người dân địa phương lại quen gọi là núi Ông Kéc. Núi cao khoảng 250m và ngay phía trên đỉnh núi có một tảng đá khổng lồ nằm nhô ra ngoài, nhìn từ xa giống hệt như đầu một con chim kéc. Ngọn núi độc đáo này được xem như một biểu tượng của An Giang.
33. Ngọn Cô Tô
Thích hợp cho du lịch kiểu khu du lịch
Ngọn Cô Tô có tên gọi khác là Phụng Hoàng sơn, tên Khmer là Phnom-Ktô, nằm trong dãy Thất Sơn, thuộc xã Cô Tô, Huyện Tri Tôn (An Giang). Ngọn núi Cô Tô nằm giữa những cánh đồng bao la, bát ngát, khoác trên mình vẻ đẹp hoang sơ dễ dàng khiến bất cứ ai rung động. Xa Xa, bạn còn có thể nhìn thấy những “kiến trúc” nhà độc đáo được xây dựng trên các vách đá dựng đứng rất kỳ vỹ. Khí hậu ở ngọn Cô Tô cũng rất mát mẻ quanh năm, từng rặng cây đung đưa theo gió như cơn sóng biển đang gợn từng cơn mang lại nguồn khí trời trong lành, dịu mát.
34. Đồi Tức Dụp
Thích hợp cho du lịch kiểu khu du lịch
Đồi Tức Dụp cách thành phố Long Xuyên khoảng 70km và cách biên giới Campuchia 10km, thuộc dãy Thất sơn hùng vĩ nổi tiếng. Đồi Tức Dụp có mây phủ quanh năm tạo nên một khung cảnh huyền ảo như cõi bồng lai tiên cảnh, đây chắc chắn sẽ là một địa điểm “check in” sống ảo cực kỳ lý tưởng dành cho bất cứ ai. Đồi Tức Dụp tuy nhỏ nhưng có cấu trúc bởi thiên tạo vô cùng độc đáo và huyền bí. Bạn biết không, trong lòng Đồi bao gồm rất nhiều hang sâu, động lớn với nhiều ngõ ngách ăn luồng và thông nhau, trông giống như mạng nhện. Người dân địa phương gọi là lò – ảng, có nghĩa là hang trên núi.
35. Hồ Tà Pạ
Thích hợp cho du lịch kiểu hồ, thắng cảnh
Hồ Tạ Pà Hồ nằm ở xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, đây là một trong bảy ngọn núi tạo nên địa danh “Thất Sơn” huyền bí của nơi đây. Hồ Tà Pạ khiến người khác “si tình” nhờ một khung cảnh hữu tình, nên thơ với những dãy núi hùng vĩ cùng hồ nước màu xanh ngọc bích đẹp nao lòng. Đặc biệt bạn biết không, nước hồ ở mỗi khúc lại có màu sắc khác nhau. Có khúc màu xanh lục, có khúc màu xanh lơ, khúc màu ngọc bích, khúc màu vàng, màu cam… rất đặc sắc.
36. Chùa Tà Pạ
Thích hợp cho du lịch kiểu chùa
Chùa nằm trên núi Tà Pạ, thuộc xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ngôi chùa mang kiến trúc Khmer đặc trưng của những ngôi chùa Phật giáo Tiểu Thừa, có hàng lan can được trang trí bằng hàng tượng đúc màu cam đỏ và tím lơ lạ mắt, có những ông lục hiền lành ê a học chữ Khmer, có sự vắng lặng của không gian rộng ở trên núi với cây xanh bao quanh,… Nhìn từ xa, chùa như đang lơ lửng giữa màu xanh tươi mát của cây cối.
37. Hồ Soài So
Thích hợp cho du lịch kiểu hồ, thắng cảnh
Khung cảnh thanh tịnh và hùng vĩ là nơi thư giãn và nghỉ ngơi lý tưởng. Đây cũng là nơi cắm trại dã ngoại được các bạn trẻ hay lui tới thường xuyên.
38. Chùa Xà Tón
Thích hợp cho du lịch kiểu chùa
Chùa có tên Khmer là Xvayton, có lịch sử lâu đời hơn 200 năm là địa điểm du lịch Tri Tôn được nhiều du khách đến tham quan, hành hương. Chùa trước đây chỉ được xây dựng trên nền đất bằng gỗ, ngày nay đã được xây dựng khang trang hơn. Nơi đây lưu giữ những nét văn hóa, kiến trúc chùa tháp đặc sắc. Đặc biệt nhất phải kể đến là những bộ sách kinh khổng lồ được ghi chép trên lá còn được bảo tồn.
39. Cổng trời Tri Tôn
Thích hợp cho du lịch kiểu điểm du lịch
Nằm nổi bật giữa cánh đồng với con đường uốn lượn quanh co, giữa bao la bạt ngàn nó được ví như chiếc “cổng Trời” đưa bạn đến với vùng đất Tri Tôn. Cổng được thiết kế với những chi tiết hoa văn đắp nổi tinh xảo, thể hiện rõ nét văn hóa đậm chất Khmer của miền đất nơi đây.
40. Khu di tích lịch sử cột dây thép
Thích hợp cho du lịch kiểu di tích lịch sử
du khách có dịp đi du lịch về thăm An Giang, ghé lại thăm di tích Cột Dây thép Long Điền A, sẽ cảm nhận sâu sắc ý nghĩa mà điểm đến này khơi mở mang lại. Không chỉ là điểm tham quan để nhớ về nhiều sự kiện từng diễn ra trong lịch sử, du khách đến đây để thấy lòng mình thêm tự hào, khi đứng dưới cột thép kì vĩ từng là nơi treo ngọn cờ Đảng đầu tiên.
41. Cù lao Giêng
Thích hợp cho du lịch kiểu cù lao
cù lao Giêng thuộc huyện Chợ Mới là một vùng đất trầm lặng nép bên sông Tiền nhưng vẫn nổi bật giữa vùng quê xanh rờn cây trái. Đây cũng là nơi người ta đến những ngôi thánh đường uy nghi, lộng lẫy và những kiến trúc chùa chiền đặc sắc, nơi giao thoa của những nền văn hóa tôn giáo vẫn đậm đà bản sắc dân tộc. Đến với cù lao Giêng, du khách không khỏi ngạc nhiên và đầy thú vị bởi vùng đất nhỏ bé này ẩn chứa cả một quần thể di tích tôn giáo quy mô, nhất là Thánh đường cù lao Giêng - một công trình kiến trúc thời Pháp có trên 100 năm tuổi. Đây được xem là ngôi thánh đường cổ đầu tiên ở xứ Nam Kỳ.
42. Làng nghề mộc Long Điền
Thích hợp cho du lịch kiểu làng nghề truyền thống
Nghề mộc là một trong những làng nghề chính cùa huyện Chợ Mới và cũng được “trưng dụng” trở thành một địa điểm du lịch của vùng. Từ bàn ghế, nội thất đến những vật trang trí cần nhiều sự tỉ mỉ, rất nhiều công việc cần đến đôi tay khéo léo của những người thợ. Và đâu đó, chúng ta cứ đi tìm những tác phẩm nghệ thuật “có hồn” nhưng lại quên mất những khúc gỗ mộc mạc vô tri vô giác cũng có thể. Du lịch Chợ Mới An Giang xong, bạn còn mua được những sản phẩm bền, đẹp về nhà.
43. Núi Ba Thê
Thích hợp cho du lịch kiểu núi
Núi Ba Thê (hay còn được gọi là núi Vọng Thê) là ngọn núi sừng sững giữa cánh đồng tứ giác Long Xuyên, thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Núi Ba Thê nằm trong cụm núi gồm 5 núi ở huyện Thoại Sơn, trong đó núi Ba Thê lớn nhất với độ cao 221 m, chu vi 4220 m. Núi Ba Thê cách thành phố Long Xuyên khoảng 40 km, từ trung tâm thành phố du khách có thể đến núi Ba Thê theo con đường quốc lộ 943. Trên đỉnh núi, du khách du lịch An Giang sẽ chiêm ngưỡng bức tranh phong cảnh bình yên, mộc mạc và giản dị của vùng đồng quê Tây Nam Bộ với những cánh đồng mênh mông và những ngôi nhà nhỏ xinh giữa đồng ruộng. Núi Ba Thê là nơi chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt diệu của thiên nhiên vào thời khắc bình minh lấp lánh và hoàng hôn rực rỡ. Khi mặt trời ló dạng, những tia nắng vàng len lỏi soi chiếu qua từng kẽ lá, như tiếp thêm nguồn năng lượng cho rừng cây nơi này. Vào buổi chiều, hoàng hôn bao phủ núi rừng với sắc màu đỏ rực trước khi nhường quyền thống trị cho màn đêm đen tuyền.
44. Khu di chỉ Óc Eo
Thích hợp cho du lịch kiểu di tích lịch sử
Di chỉ Óc Eo Là tên một gò đất trên cánh đồng phía Đông Nam núi Ba Thê, Óc Eo đi vào lịch sử khảo cổ học Việt Nam như một vùng đất văn hóa khảo cổ đầy hấp dẫn. Văn hóa Óc Eo hình thành và phát triển từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VII sau Công nguyên. Đây là một nền văn hóa lớn trong lịch sử Việt Nam, gắn liền với đất nước - con người ở vùng đồng bằng - châu thổ hạ lưu sông Mê công; đồng thời, nó còn có quan hệ mật thiết với lịch sử Đông Nam Á thời cổ.
45. Chùa Linh Sơn
Thích hợp cho du lịch kiểu di tích lịch sử
Chùa thường được gọi là chùa Phật bốn tay, tọa lạc thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Chùa có pho tượng đức Phật bằng đá cao 1,70m, ngang gối 1,10m và 2 tấm bia đá, một tấm bia cao 1,80m, bề ngang 0,82m và bề dày 0,24m ghi bằng chữ Phạn (hoặc có thể là chữ viết của dân tộc Phù Nam trước đây). Đây là những hiện vật của văn hóa Óc Eo, và chùa nằm trong vùng di chỉ văn hóa khảo cổ Óc Eo nổi tiếng. Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
46. Núi Sập
Thích hợp cho du lịch kiểu núi
Núi Sập có tên chữ là Thoại Sơn, là trái núi lớn nhất nằm trong cụm núi Sập bao gồm bốn núi: núi Sập, núi Nhỏ, núi Bà và núi Cậu, nằm trên địa bàn huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Khu du lịch Núi Sập là một trung tâm du lịch, có cảnh quan núi non, sông nước rất hữu tình, thu hút hàng trăm ngàn lượt người đến tham quan mỗi năm. Trước kia, núi Sập có hình con thỏ nằm phủ phục bên những đồng lúa xanh ngút ngàn đến tận chân trời. Theo thời gian, ngọn núi bị biến dạng thành những hình khối muôn màu, vẽ lên một không gian núi non huyền bí. Sườn phía Tây của núi Sập có danh thắng bậc nhất của vùng núi Thoại Sơn: hồ số 1, hồ số 2, hồ Ông Thoại, được thông nhau bằng các đường hầm xuyên núi và hang núi Sập. Ba hồ nước này chỉ được tạo ra cách đây vài năm khi núi Sập bị con người khai thác sâu vào chân núi để làm nên những sản phẩm bằng đá độc đáo.