Tỉnh Thanh Hóa là một Tỉnh tại Bắc Trung Bộ, Tỉnh Thanh Hóa có rất nhiều địa điểm chơi tết thú vị như sau:
1. Thái miếu nhà Hậu Lê
Thích hợp cho du lịch kiểu du lịch tâm linh
Đền thờ nhà Lê hay còn có tên gọi là Thái miếu nhà Hậu Lê ở làng Kiều Đại, nay là Quảng Xá, phường Đông Vệ (thành phố Thanh Hóa). Thái miếu được xây dựng năm 1428 tại Lam Kinh, Thọ Xuân, Thanh Hoá. Sau khi bị hoả hoạn, Thái miếu được chuyển về Thăng Long. Năm 1802, vua Gia Long cho dời tiếp về đây. Thái miếu nhà Hậu Lê là nơi đang lưu thờ tất cả bài vị của 27 vua ( 21 vua tại vị và 6 vua được truy phong) của nhà Hậu Lê (1418 – 1789) cùng các bà Hoàng thái hậu. Nơi đây còn thờ hai bậc công thần khai quốc là Nguyễn Trãi và Lê Lai. Đặc biệt, còn có 6 bức tượng của Thần Tông Hoàng đế cùng năm bà phi quốc tịch khác nhau: Hà Lan, Mường, hai người vợ Chăm và một bà quê Kinh Bắc.
2. Khu di chỉ khảo cổ, văn hóa Đông Sơn
Thích hợp cho du lịch kiểu di tích lịch sử
Khu di chỉ, khảo cổ văn hóa Đông Sơn thuộc làng Đông Sơn, phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa. Đây là làng Việt cổ có vị trí rất lớn, đại diện cho cả một giai đoạn lịch sử văn minh Đông Sơn - Trống đồng Đông Sơn. Đầu thế kỷ 20, Đông Sơn đã trở thành tên gọi cho một nền văn hóa khảo cổ học nổi tiếng thế giới, đó là Văn hóa Đông Sơn và trống đồng Đông Sơn trở thành biểu tượng cho tài năng, trí sáng tạo của người Việt cổ trong buổi đầu tạo dựng văn minh của nhân loại.
3. Núi Hàm Rồng
Thích hợp cho du lịch kiểu danh thắng
Núi Hàm Rồng (tức núi Long Hạm) dài khoảng trên 2km từ làng Dương Xá, xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa, men theo hữu ngạn sông Mã về đến chân cầu Hàm Rồng. Núi có hình dáng uốn lượn uyển chuyển như hình rồng 9 khúc nhấp nhô, liên tiếp, đoạn cuối nổi lên một ngọn núi cao với lớp đá chồng chất trông như hàm chú rồng đang cúi xuống hút nước sông Mã. Đặc điểm địa hình độc đáo đã biến khu vực này trở thành cứ điểm phòng không vững chắc, góp phần tạo nên huyền thoại về chiến thắng Hàm Rồng vang dội trong lịch sử.
4. Cầu Hàm Rồng
Thích hợp cho du lịch kiểu di tích lịch sử
Hình ảnh đầu tiên gợi nhớ về chiến thắng Hàm Rồng lịch sử năm xưa đó chính là cầu Hàm Rồng bắc qua sông Mã, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa gần 5km về phía bắc. Cầu được xây dựng năm 1904 theo kiểu cầu vòm thép có trụ, hiện đại nhất Đông Dương thời bấy giờ. Tại đây, ngày 3 và 4/4/1965, quân và dân Thanh Hóa đã anh dũng chiến đấu, bắn rơi 47 máy bay địch, bắt sống nhiều giặc lái, bảo vệ cây cầu an toàn và bảo đảm giao thông thông suốt, góp phần cùng quân dân cả nước đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn. Sau nhiều lần bị đánh phá, cầu Hàm Rồng vẫn hiên ngang đứng vững, tựa vào núi Hàm Rồng, soi bóng trên dòng sông Mã, trở thành biểu tượng cho ý chí kiên cường, bất khuất và lòng yêu nước của quân dân xứ Thanh.
5. Đồi Quyết Thắng
Thích hợp cho du lịch kiểu di tích lịch sử
Đối diện với núi Hàm Rồng, bên bờ bắc sông Mã là núi Ngọc hay còn gọi là núi Châu Phong. Nhìn từ xa, thế núi Hàm Rồng và núi Ngọc giống như con rồng đang vờn hạt ngọc. Bên cạnh đó là núi Cánh Tiên, nơi trước đây đặt trận địa pháo binh để bảo vệ cầu Hàm Rồng. Ngày nay, trên sườn núi khắc nổi hai chữ Quyết Thắng như một lời khẳng định về truyền thống đấu tranh anh dũng, kiên cường của quân dân xứ Thanh.
6. Động Long Quang
Thích hợp cho du lịch kiểu hang động
Động Long Quang còn có tên gọi là động Mắt Rồng do phía trên động có hai cửa hai bên, nhìn như hai mắt của con rồng. Không gian bên ngoài động rất thoáng đãng. Đứng từ cửa động, du khách có thể phóng tầm mắt ra xa chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố Thanh Hóa ẩn hiện giữa núi non trùng điệp và dòng sông Mã uốn lượn như đang ôm ấp núi Rồng.
7. Động Tiên Sơn
Thích hợp cho du lịch kiểu hang động
Vòng theo chân núi Hàm Rồng, ngược lên theo các bậc đá dốc chừng 30m, du khách sẽ tới động Tiên Sơn. Động bao gồm 3 động chính là động 1, động 2 và động 3, thông với nhau bằng những lối lên xuống nhỏ. Đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng hệ thống nhũ đá nguyên sơ với muôn hình, vạn trạng như hình ngọc hoàng thượng đế, tiên ông, tiên cô, thần sấm, thần sét, rồng bay, phượng múa… Ngoài ra, trong động còn có các khu vực với tạo hình độc đáo như vườn đào, thủy cung, địa ngục, cổng trời, giếng tiên… khiến du khách có cảm giác như lạc vào không gian cổ tích nhuốm màu huyền thoại.
8. Đền Sòng Sơn
Thích hợp cho du lịch kiểu du lịch tâm linh
Đền Sòng Sơn ngày nay, trước đây gọi là đền Sùng Trân thuộc phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn. Đền Sòng được xây dựng thời Cảnh Hưng triều vua Lê Hiển Tông (1740- 1786). Tương truyền là có một ông lão cầm chiếc gậy tre khô cắm xuống đất làng Cổ Đam mà khấn rằng: “nếu gậy tre này tươi tốt thì xây đền thờ Liễu Hạnh công chúa”. Quả nhiên lời huyền phán ấy trở nên màu nhiệm. Gậy tre trở nên xanh tươi, bén rễ, đâm chồi tỏa lá tốt tươi lạ thường. Người đời cho là điều lạ linh ứng, linh thiêng mới bảo nhau lập nên Đền Sòng trên mảnh đất ấy. Và lấy ngày 26/2 (âm lịch) hàng năm là ngày lễ chính diễn ra lễ hội – đây chính là ngày hiển linh, hiển thánh của Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Hiện nay, Đền Sòng là nơi sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh không chỉ của người dân Thanh Hóa mà thu hút đông đảo du khách thập phương nhất là vào mùa lễ hội.
9. Đền Cô Chín
Thích hợp cho du lịch kiểu du lịch tâm linh
Là đền thờ Cô Chín - một Tiên Cô tài phép, theo hầu Mẫu Sòng, lại có tài xem bói, 1000 quẻ cô bói ra thì không sai một quẻ nào, Cô có phép thần thông quảng đại , ai mà phạm tội cô về tâu với Thiên Đình cho thu giam hồn phách, rồi cô hành cho dở điên dở dại, sau Vua truyền dân lập đền cô ở xứ Thanh, ngay trước đền là chín chiếc giếng tự nhiên do cô cai quản. Đền này cách đền Sòng 1km về phía Đông.
10. Bãi biển Sầm Sơn
Thích hợp cho du lịch kiểu du lịch biển
Bãi biển Sầm Sơn là một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam và luôn là bãi biển đông khách nhất miền Bắc, Viêt Nam.Bãi biển thuộc thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Bờ biển cách thành phố Thanh Hóa 16 km về phía Đông,cách Hà Nội 164 km tương đương 2,5 giờ đi xe. Bãi tắm Sầm Sơn được khai thác khá sớm, từ năm 1906 bởi người Pháp vì nhận thấy ở đây hội tụ nhiều ưu điểm thích hợp cho nghỉ dưỡng, từ đó Sầm Sơn đã nhanh chóng trở thành nơi nghỉ mát nổi tiếng cho cả Đông Dương. Ngoài bãi tắm đẹp, ở gần đó còn có một số đền thờ và thắng cảnh đẹp, nổi tiếng được nhiều người biết đến.
11. Đền Độc Cước
Thích hợp cho du lịch kiểu du lịch tâm linh
Đền Độc Cước là đền thờ vị thần mang cùng tên, một vị thần trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Đền Độc Cước nằm trên đỉnh núi mang tên hòn Cổ Giải thuộc dãy núi Trường Lệ ở thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, ngay cạnh bãi biển Sầm Sơn. Đền được xây dựng vào thời nhà Trần, sang đến thời nhà Lê được được trùng tu lại nhiều lần. Đường lên đền là 40 bậc bằng đá. Tượng thần Độc Cước bằng gỗ chỉ có một tay, một chân. Phía sau đền có Môn Lâu dựng năm 1863 bằng gỗ. Năm 1962 đền được Bộ Văn hóa, Thông tin Việt Nam xếp hạng di tích cấp quốc gia.
12. Đền Cô Tiên
Thích hợp cho du lịch kiểu du lịch tâm linh
Ngôi đền Cô Tiên nằm trên đỉnh hòn Đầu Voi cuối dãy núi Trường Lệ về phía Tây Nam. Hòn đầu voi là hòn thứ năm trong hệ thống phân loại dân gian. Chùa Cô Tiên là ngôi chùa linh thiêng không những đẹp, mang vẻ cổ kính ngàn năm mà đằng sau ngôi chùa này còn ẩn chứa những câu chuyện truyền thuyết vô cùng ly kỳ và hấp dẫn, khiến bạn không thể bỏ qua.
13. Hòn Trống Mái
Thích hợp cho du lịch kiểu điểm tham quan
Hòn Trống Mái là một danh thắng thuộc Cụm Di tích lịch sử văn hóa của núi Trường Lệ, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam. Tổng quan, Hòn Trống Mái gồm ba tảng đá: một tảng lớn nằm ở dưới, bên trên có hai tảng nhỏ hơn, một có đầu nhọn trông giống hình dáng gà trống, một đối diện, nhỏ hơn có dáng tựa gà mái.
14. Núi Trường Lệ
Thích hợp cho du lịch kiểu núi
Mang trong mình vẻ đẹp hoang sơ, lãng mạn, dãy núi Trường Lệ (TP Sầm Sơn) còn làm xao xuyến biết bao tâm hồn du khách bởi những cung đường quanh co, uốn lượn. Núi Trường Lệ được cấu thành từ những dải núi xếp liên tiếp nhau, hướng từ phía đất liền vươn dần ra tới biển.
15. KDL sinh thái Quảng Cư
Thích hợp cho du lịch kiểu du lịch sinh thái
Khu du lịch sinh thái Quảng Cư nằm ở phía Đông - Bắc thị xã Sầm Sơn, có quy mô 354 ha. Ngoài bãi tắm biển nối liền với bãi tắm Sầm Sơn, Quảng Cư còn có một hệ thống đầm hồ nuôi tôm, cua cá nước lợ và giải rừng phi lao ngăn cát xanh ngát. Đến đây du khách vừa được đắm mình vào thiên nhiên, vừa có thể tham gia vào các loại hình du lịch như câu tôm, cá, du lịch bơi thuyền, du lịch tìm hiểu văn hóa địa phương, du lịch tham quan làng nghề truyền thống... và có thể nghỉ lại tại các bungalow, nhà sàn, lều, lán, làng trại, vừa hấp dẫn vừa mang tính dân tộc, nhưng cũng rất hiện đại.
16. Cửa khẩu Tén Tằn
Thích hợp cho du lịch kiểu cửa khẩu
Cửa khẩu Tén Tằn là cửa khẩu tại vùng đất bản Tén Tằn, thị trấn Mường Lát, huyện Mường Lát tỉnh Thanh Hóa. Đây là cửa khẩu thông sang Lào, tại đây du khách có thể tham quan và qua cửa khẩu sang Lào.
17. Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu
Thích hợp cho du lịch kiểu khu bảo tồn
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu thuộc địa phận các huyện Quan Hóa và Mường Lát, nằm ở phía tây bắc tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam, cách thành phố Thanh Hóa 134 km về phía tây bắc theo đường quốc lộ 47 và quốc lộ 15A. Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu là sự kết hợp giữa hệ sinh thái núi đá vôi với hệ sinh thái núi đất và hệ sinh thái rừng độc đáo, với nhiều loài động, thực vật quý hiếm.
18. Hang Cò Luồng
Thích hợp cho du lịch kiểu hang động
Nằm trên núi Co Luồng, thuộc bản Khằm, xã Hồi Xuân, đây là một điểm đến hấp dẫn của những du khách đam mê khám phá. Hang rộng hàng nghìn mét vuông, cấu tạo thành ba tầng rõ rệt với nhiều lớp đá nhũ có giá trị. Tại đây du khách sẽ được chiêm ngưỡng những nhũ đá nguyên sơ có lịch sử hàng trăm năm, có các hình thù khác nhau như hình con rùa, hình chiếc giường, giếng nước, ruộng bậc thang, thác nước, hình tượng Quan Âm... Vì nằm trên vị trí núi đá cao nên muốn tham quan toàn hang động hang, du khách phải mất khoảng 10 giờ đồng hồ và khi đi cần đem theo một bó cây rừng để đánh dấu các lối đi trong hang.
19. Hang Co Phường
Thích hợp cho du lịch kiểu hang động
Hang Co Phường thuộc bản Sại, xã Phú Lệ. Từ Co Phương trong tiếng địa phương có nghĩa là Cây Khế. Nơi đây từng bị đánh phá ác liệt trong 2 cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Đặc biệt, đây từng là căn cứ quan trọng phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ. Câu chuyện về hàng Có Phương ở bản Sại, là câu chuyện bi tráng về nhiều Thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đang ở độ tuổi thanh xuân đã anh dũng hy sinh trong khi làm nhiệm vụ. Hang có diện tích khoảng 20 mét vuông, có hai cửa đi vào. Càng vào sâu bên trong lòng hang càng hẹp, xung quanh có nhiều khu núi đá Pố Há dài khoảng 60m rộng 40m với các phiến đá xếp chồng lên nhau vô cùng đẹp mắt.
20. Hồ Vinh Quang
Thích hợp cho du lịch kiểu hồ
Đây là hồ tự nhiên thuộc địa phận bản Vinh Quang xã Phú Nghiêm. Tại đây du khách có thể đắm mình trong không gian mênh mông, sơn thủy hữu tình, chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên. Cùng với đó là các hoạt động du ngoạn chèo thuyền, câu cá và đặc biệt du khách còn được thưởng thức hương vị thơm ngon của món gà nướng và canh cá Lăng vô cùng hấp dẫn.
21. Hồ Pha Đay
Thích hợp cho du lịch kiểu du lịch sinh thái, khám phá, cắm trại, phượt
Hồ thuộc bản Bút, xã Nam Xuân. Trong tiếng Thái, Pha có nghĩa là núi, Đay có nghĩa là bậc thang. Như ý nghĩa của tên gọi, hồ Pha Đay nằm trên đỉnh ngọn núi Bút cao 700m so với mực nước biển, đường lên chênh vênh, khúc khuỷu với những con dốc dựng đứng, những cung đường uốn lượn trong tầng tầng lớp lớp sương giăng. Đây là nơi phù hợp cho những tour du lịch sinh thái, cắm trại, khám phá và cho các phượt thủ cơ hội trải nghiệm lý tưởng.
22. Khu bảo tồn hạt trần quý hiếm Nam Động
Thích hợp cho du lịch kiểu du lịch nghiên cứu, khám phá
Pha Phanh là núi đá vôi có địa hình dốc thuộc xã Nam Động, có diện tích 646,95 ha, với nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, nguyên sinh với nhiều loài thực vật quý hiếm như Thông Pà Cò, Dỉnh tùng, Dẻ tùng sọc hẹp, Thông tre lá dài… Đây là một nơi rất thú vị cho các du khách đến nghiên cứu và khám phá.
23. Di tích cộng đồng bản Hang
Thích hợp cho du lịch kiểu du lịch cộng đồng
Nhờ sự ưu đãi của thiên nhiên và những giá trị văn hóa còn nguyên vẹn, bản Hang thuộc xã Phú Lệ là một trong số ít các bản được chọn phát triển mô hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng. Trong đó loại hình Homestay (du lịch xanh) đã thu hút lượng lớn khách du lịch đến đây, đặc biệt là du khách nước ngoài. Nơi đây còn là điểm du lịch hấp dẫn kết nối các tour du lịch sinh thái bản Lác (Mai Châu - Hòa Bình), khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông và các điểm du lịch khác trong và ngoài tỉnh.
24. Suối cá Thần Văn Nho
Thích hợp cho du lịch kiểu suối
Suối Cá thần tại xã Văn Nho nằm tại bản Chiềng Ban, xã Văn Nho, huyện Bá Thước, là suối cá thần thứ ba được phát hiện tại Thanh Hoá. Khu vực này nằm trong lưu vực sông Âm, một nhánh của sông Chu. Cá ở đây nặng từ 400 g đến 5 kg. Sau khi phát hiện ra suối cá, người dân sở tại đã lập bàn thờ bên cạnh khu vực hang động nằm phía trên suối cá khoảng 10 m để thờ thần cá.
25. Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông
Thích hợp cho du lịch kiểu khu bảo tồn
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông thuộc địa phận các huyện Bá Thước và Quan Hóa, nằm ở phía tây bắc tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam, cách thành phố Thanh Hóa 130 km về phía Tây Bắc. Pù Luông nổi tiếng với hệ thống đá Karst của hệ sinh thái núi đá vôi còn lưu giữ nhiều hang động đẹp. Hai địa điểm có tiềm năng khai thác thành khu nghỉ mát ở Pù Luông là điểm Son Bá Mười (xã Lũng Cao) và đỉnh Pù Luông cao 1.700 m tại khu vực xã Thành Sơn. Bên cạnh sự đa dạng về cảnh quan thiên nhiên, nơi đây còn có sự đa dạng về bản sắc văn hoá của cộng đồng người Thái.
26. Bản Kho Mường
Thích hợp cho du lịch kiểu du lịch văn hóa
Đây là bản vùng cao của xã Thành Sơn, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. Mùa này khi đến với bản Kho Mường, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh đẹp ngoạn mục của lúa chín vàng ươm bên những sườn đồi uốn lượn.
27. động Bo Cúng
Thích hợp cho du lịch kiểu hang động
Nằm cách TP Thanh Hóa khoảng hơn 100km về phía Tây, động Bo Cúng và bản Ngàm đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách giữa ngút ngàn núi rừng huyện Quan Sơn, bởi vẻ đẹp nguyên sơ và kỳ vĩ. Để đến được với Quan Sơn và điểm du lịch động Bo Cúng cùng bản Ngàm, du khách có thể đi theo các ngả đường khác nhau như: QL217; đường Hồ Chí Minh; QL47; QL15. Và cũng bởi giao thông rất thuận lợi nên du khách có thể đi được bằng nhiều loại phương tiện khác nhau. Động Bo Cúng thuộc bản Chanh, xã Sơn Thủy, được người dân tình cờ phát hiện vào năm 2008, có lối vào nằm cheo leo giữa lưng chừng núi. Sau khoảng thời gian được phát hiện, động Bo Cúng đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp kỳ vĩ của nó. Với chiều dài khoảng 1km, có nhiều ngách hang khác nhau, có những ngách hang đủ rộng để xây cả một tòa nhà lớn. Cùng với đó là vô vàn những nhũ đá với đủ màu sắc và hình hài như: Hình tượng phật; hình cột chống trời; hình chim đại bàng; hình những chùm đèn trong lâu đài tráng lệ và cả hình những suối tóc thướt tha trải dài của những cô gái đang độ đôi mươi.. Nếu du khách đến động Bo Cúng vào những ngày hè, sẽ cảm nhận được sự mát mẻ, dễ chịu nơi đây như đang đứng giữa một chiếc điều hòa tự nhiên khổng lồ.
28. Bản ngàm
Thích hợp cho du lịch kiểu du lịch cộng đồng
Cách động Bo Cúng không xa là bản Ngàm, điểm du lịch này nằm trên địa bàn xã Sơn Điện, với vẻ đẹp hoang sơ, ẩn mình trong những cánh rừng xanh ngát. Đến với bản Ngàm, du khách sẽ được trải nghiệm những nét đặc sắc của du lịch cộng đồng. Ngoài bầu không khí trong lành, không gian yên tĩnh, cảnh vật hoang sơ, du khách cũng sẽ được thả mình trong dòng nước suối trong xanh đến mát lạnh và nghỉ ngơi trong những ngôi nhà sàn sạch đẹp, mang đậm nét văn hóa của người dân vùng cao và thưởng thức nhiều món ăn ngon, lạ và vô cùng hấp dẫn như: Cá suối nướng than củi; canh uôi; cơm lam; rượu cần.. Những điệu xòe, điệu khặp dặt dìu, uyển chuyển cũng là nét đẹp văn hóa sẽ khiến cho những ngày thư giãn của du khách trở nên thêm phần thú vị.
29. Cửa khẩu quốc tế Na Mèo
Thích hợp cho du lịch kiểu cửa khẩu
Na Mèo từ lâu đã trở thành cung đường thú vị với dân du lịch. Từ Mai Châu (Hòa Bình) du khách có thể qua Quan Sơn (Thanh Hóa) rồi qua Hủa Phăn - Lào rất thuận tiện. Qua cửa khẩu quốc tế Na Mèo du khách cũng có thể đi thăm "thủ đô cách mạng Lào" Viêng Xay rồi qua Sầm Nưa tới Xiêng Khoảng bước vào con đường di sản nổi tiếng của Lào. Hành trình đến với Na Mèo bạn sẽ không khỏi bất ngờ trước khung cảnh núi rừng hùng vĩ, những tảng đá lớn nhỏ, nhiều dáng hình lô nhô bên dòng suối với làn nước trong xanh. Bốn bề là những ngọn núi cao ngất, cây rừng nguyên sinh nổi bật trên nền trời xanh ngắt. Trong những năm qua Na Mèo không những đã khẳng định vị thế là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện Quan Sơn mà còn là vị trí quan trọng trong an ninh - quốc phòng của tỉnh Thanh Hóa nói riêng và Việt Nam nói chung góp phần đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác trước mắt cũng như lâu dài đối với nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và các nước trong khu vực.
30. Thác Ma Hao
Thích hợp cho du lịch kiểu thác
Thác Ma Hao thuộc khu Du lịch sinh thái Thác Ma Hao ở bản Năng Cát, huyện Lang Chánh, Thanh Hóa. Đây là vùng đất hoang sơ nhưng tiềm năng của du lịch Thanh Hóa. Ước tính mỗi năm có hàng nghìn lượt khách du lịch tới thăm quan và nghỉ dưỡng. Dòng thác này có độ cao trên 1200m. Người ta ví dòng thác tựa như người con gái ngủ quên giữa núi rừng xứ Thanh là vì vẻ đẹp hùng vĩ của nó.
31. Đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai
Thích hợp cho du lịch kiểu du lịch tâm linh
Đền thờ Lê Lai thuộc địa phận làng Tép, xã Kiên Thọ, Ngọc Lặc Thanh Hóa, cách khu di tích Lam Kinh 5 km về phía Tây. Lê Lai là một tướng giỏi của nghĩa quân Lam Sơn. Trong một lần bị quân thù vây hãm không còn lối thoát, Lê Lai đóng giả Lê Lợi “Liều mình cứu chúa” và hy sinh anh dũng để bảo toàn lực lượng cho nghĩa quân. Ghi nhớ công ơn của ông, Lê Lợi cho lập đền thờ ông ở làng Tép ( Quê hương Lê Lai) và lệnh cho quân thần sau này làm giỗ Lê Lai trước ngày giỗ của mình một ngày. Ngày nay, sau nhiều lần trùng tu đền Lê Lai ngày càng trở nên khang trang đẹp đẽ Ngoài ngày giỗ theo ý Lê Lợi 21/8 âm lịch, chính hội thờ Lê Lai vào ngày mùng 8 tháng giêng âm lịch. Đây là một ngày hội lớn của nhân dân địa phương, thu hút hàng ngàn du khách đến dâng hương, tế lễ.
32. Suối cá thần Cẩm Lương
Thích hợp cho du lịch kiểu điểm tham quan
Suối Cá thần Cẩm Lương (còn gọi là Mó Ngọc) nằm bên chân núi Trường Sinh, thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện miền núi Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa, (cách trung tâm thành phố Thanh Hoá 80 km về phía tây Bắc). Đàn cá ở suối cá thần này có hàng nghìn con lớn, nhỏ, mỗi con cá có thể nặng từ 2 kg đến 8 kg, có cá chúa nặng tới 30 kg, gồm các loài: Cá dốc, cá Chài, cá Mại. Hình thù các loài cá này rất lạ, màu sắc phong phú như: màu đỏ, xanh, hồng. Mỗi khi bơi, thân cá thần phát sáng nhiều màu, lấp lánh ánh bạc rất đẹp. Vào mùa nước cạn, lòng suối Ngọc chỉ sâu khoảng 20 cm đến 40 cm, nước trong vắt, có thể đưa tay xuống nước vuốt ve những con cá thần. Đây là điều hấp dẫn nên đã thu hút hàng nghìn lượt du khách đến suối cá thần Cẩm Lương mỗi năm.
33. Suối cá thần Cẩm Liên
Thích hợp cho du lịch kiểu điểm tham quan
Suối Cá thần Cẩm Liên (còn được gọi là Suối Đóng hay Mó Đóng) thuộc địa phận thôn Rùng, xã Cẩm Liên, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hoá; cách thị trấn Cẩm Thủy 15 km về phía tây. Suối Đóng và Suối Cá thần Cẩm Lương nằm ở hai phía bờ khác nhau của Sông Mã. Nước ở mó Đóng là nguồn nước cơ bản chảy ra ruộng để bà con bản địa cấy hái, nhưng cá chẳng bao giờ bơi ra. Chúng chỉ quẩn quanh trong một diện tích chừng 500 m2 rồi lại quay vào. Loài cá này được người dân Mường gọi là "cá phốôc" có hình thù mình tựa cá trắm, căng tròn ở phần giữa thân, vẩy như vẩy cá chép, lưng hơi sẫm, môi có màu phớt hồng, vây và đuôi có chấm đỏ. Đây cũng là loài cá ở suối cá thần Cẩm Lương.
34. Thác Mây
Thích hợp cho du lịch kiểu thác
Thác Mây "Chín bậc tình yêu" thuộc xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa với dáng vẻ mềm mại tuyệt đẹp cùng một truyền thuyết về 9 nàng tiên là một lựa chọn thú vị cho những ai muốn trốn cái nắng Hà Nội trong 2 ngày cuối tuần. Thác Mây được đổ xuống từ đỉnh núi Thạch Lâm, ở độ cao khoảng 100m, với 9 chín bậc thác gối lên nhau tạo thành những con nước mềm mại như đường lượn sóng của một dải lụa trắng. Truyền thuyết kể lại rằng, xưa kia có 9 nàng tiên đã giáng trần và tắm tại thác này. Khi các nàng tiên đang tắm thì có “lệnh Trời” gọi về, 9 nàng tiên bay lên trời để lại dấu chân là chín bậc thác, bốn mùa vẫn róc rách, rì rầm tiếng thác đổ. Mỗi bậc thác tượng trưng cho một nàng tiên, chín bước chân, chín bậc tình yêu… Từ bao đời nay, người dân ở đây vẫn truyền tai nhau rằng, những đôi lứa đang yêu nhau cùng nhau lên tắm thác “Chín bậc tình yêu”, thì tình yêu sẽ ngày càng mặn nồng và nên vợ nên chồng.
35. Đền thờ Phố Cát
Thích hợp cho du lịch kiểu du lịch tâm linh
Khu du lịch tâm linh đền thờ Phố Cát thuộc xã Thành Vân, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. Tương truyền đây là nơi nữ thần Vân Hương tức Liễu Hạnh công chúa giáng trần lần thứ ba để cứu nhân độ thế, được nhân dân suy tôn là Đức Thánh Mẫu - một trong tứ bất tử của văn hóa Việt Nam. Quanh năm bốn mùa đền Phố Cát mở cửa đón du khách thập phương về vãn cảnh, nghe những câu hát văn về Thánh Mẫu và cầu nguyện những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
36. Rừng Sến Tam Quy
Thích hợp cho du lịch kiểu danh thắng
Khu bảo tồn thiên nhiên rừng sến Tam Quy thuộc địa phận hành chính các xã Hà Lĩnh, Hà Tân, Hà Đông, huyện Hà Trung, nằm ở phía bắc, cách quốc lộ 1A khoảng 4 km và cách thành phố Thanh Hóa 25 km về phía bắc. Kiểu rừng chính của Tam Quy là rừng thường xanh đất thấp đặc trưng bởi sự ưu thế của loài sến mật (Madhuca pasquieri) và lim xanh (Erythrophleum fordii). Sến là cây gỗ có nhiều công dụng: gỗ dùng để sản xuất đồ gỗ, dầu chiết ra từ hạt dùng để nấu ăn, lá và vỏ cây có công dụng làm các bài thuốc cổ truyền.
37. Khu lăng miếu Triệu Tường
Thích hợp cho du lịch kiểu du lịch tâm linh
Di tích lăng miếu Triệu Tường được vua Gia Long cho xây dựng năm 1803, tại thôn Gia Miêu, xã Hà Long, huyện Hà Trung, nơi phát tích của 9 chúa, 13 vua triều Nguyễn. Đây là công trình kiến trúc tưởng niệm, miếu thờ của vương triều Nguyễn, được xây dựng với quy mô lớn, có giá trị đặc biệt về kiến trúc và nghệ thuật trang trí điêu khắc. Các nhà sử học coi khu di tích này là “kinh thành Huế thu nhỏ”. Ở đây có khu di tích Gia Miêu gồm: vùng núi lăng Triệu Tường là nơi táng ông Tổ nhà Nguyễn là Nguyễn Kim, Miếu Triệu Tường thờ Nguyễn Kim, Nguyễn Hòang (con Nguyễn Kim) và Trừng Quốc Công Nguyễn Văn Lựu (thân sinh Nguyễn Kim) và Đình làng Gia Miêu - thờ thành hoàng Nguyễn Công Duẩn.
38. Nhà cổ 200 tuổi
Thích hợp cho du lịch kiểu nhà cổ
Ngôi nhà cổ này được xây dựng từ năm 1810, là của ông Phạm Ngọc Tùng đời thứ 7 dòng họ Phạm. Theo lời kể của ông Tùng, khi xây dựng ngôi nhà này, cụ Tổ ông làm chức quan hàng Bát phẩm của triều đình nhà Nguyễn. Cụ cho mời những thợ giỏi nhất của tỉnh Nam Hà cũ (nay thuộc tỉnh Hà Nam) và thợ làng mộc Đạt Tài (nay thuộc xã Hoằng Đạt - Hoằng Hóa - Thanh Hóa) về làm ngôi nhà này. Hầu hết khung nhà, cột, chèo, cửa... đều được làm bằng những loại gỗ quý, trong đó gỗ xoan được sử dụng nhiều nhất bởi có đặc tính nhẹ, ít mối mọt. Mỗi họa tiết hoa văn, hình điêu khắc trên các vì kèo đều có ý nghĩa riêng của nó và không trùng lặp mà luôn đối hướng, đối xứng. Trong ngôi nhà ông Tùng còn lưu giữ 8 bức câu đối viết bằng chữ Hán Nôm có in ấn tín của nhà vua. Đây cũng là một phần tạo nên sự cổ kính và thâm nghiêm của ngôi nhà.
39. Thành nhà Hồ
Thích hợp cho du lịch kiểu di tích lịch sử
Thành nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) là kinh đô nước Đại Ngu (quốc hiệu Việt Nam thời nhà Hồ), nằm trên địa phận nay thuộc tỉnh Thanh Hóa. Đây là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam, có giá trị và độc đáo nhất, duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn lại trên thế giới. Thành xây trên địa phận hai thôn Tây Giai, Xuân Giai nay thuộc xã Vĩnh Tiến và thôn Đông Môn nay thuộc xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá.
40. Đàn Nam Giao
Thích hợp cho du lịch kiểu di tích lịch sử
Đàn Nam Giao hay đàn Nam Giao nhà Hồ là một di tích thuộc khu di tích thành nhà Hồ, tỉnh Thanh Hóa. Xưa kia đây là nơi hàng năm triều nhà Hồ tiến hành lễ tế trời, cầu cho quốc thái, dân an hoặc lễ tế vào những dịp đại xá thiên hạ. Chữ "Giao" có một nghĩa là lễ tế trời ở vùng phía nam kinh thành. Vì vậy, lễ tế này thường gọi là lễ tế Nam Giao, nơi thực hiện nghi lễ này gọi là đàn Nam Giao. Tương truyền trước kia khi tế lễ, dân chỉ được đứng ở phía xa để bái vọng.
41. Đền thờ nàng Bình Khương
Thích hợp cho du lịch kiểu di tích lịch sử
Thuộc địa phận thôn Đông Môn, xã Vĩnh Long, nằm sát tường phía Đông của thành trong Thành Nhà Hồ. Đền là nơi thờ nàng Bình Khương phu nhân của Cống sinh Trần Công Sỹ, một trong những người chỉ huy xây dựng tường thành phía đông của thành Tây Đô.
42. Đình Đông Môn
Thích hợp cho du lịch kiểu di tích lịch sử
Nằm cách cổng Đông Thành Nhà Hồ khoảng 150m về phía Đông, thuộc làng Đông Môn, xã Vĩnh Long. Đây là ngôi đình lớn, niên đại thời Nguyễn (thế kỷ 19), và có giá trị nghệ thuật cao. Tại ngôi đình còn lưu giữ một số hiện vật liên quan đến di tích Thành Nhà Hồ và nhiều sinh hoạt truyền thống gắn với ngôi làng cổ của kinh đô xưa. Từ năm 2007 đến năm 2009 đình được trùng tu, tôn tạo.
43. Chùa Báo Ân
Thích hợp cho du lịch kiểu du lịch tâm linh
Làng Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Chùa nằm dưới chân núi Báo, ở vào vị trí đại long ngai, tiền đường nhìn về hướng Tây Nam. Trước chùa có dòng sông Mã uốn lượn rất nên thơ, bên kia bờ là xã Định Tân, huyện Yên Định. Đến nay, Chùa Báo Ân đã trở thành nơi được nhiều du khách yêu thích tìm đến chiêm bái, vãng cảnh, thả mình vào không gian thoáng đãng, nên thơ hài hòa, gắn liền với cảnh vật xung quanh của chùa.
44. Làng du lịch Yên Trung
Thích hợp cho du lịch kiểu du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng
Nằm cách trung tâm Thành phố Thanh Hóa khoảng 40km về hướng Tây - làng du lịch Yên Trung là một địa điểm hoàn hảo để bạn trở về nghỉ ngơi sau những ngày dài làm việc vất vả. Rời xa chốn thị thành để về với làng quê ấm áp tình người, về với thiên nhiên gần gũi mà trong lành. Với không gian thoáng đãng cùng bầu không khí trong lành, làng Du lịch Yên Trung đã và đang từng bước trở thành một điểm du lịch hấp dẫn của Thanh Hóa. Đến với làng du lịch Yên Trung du khách được trở về không gian tái hiện làng quê Bắc Bộ xưa mộc mạc mà gần gũi, về với cổng làng, bến nước, cầu đá,... Du khách cũng có thể tham gia hình thức du lịch trải nghiệm cuộc sống thực tế, tự mình tham gia vào những hoạt động thường ngày, khám phá món ăn độc đáo bằng cách thuê ở tại nhà một người dân ở đây.
45. Lam Kinh
Thích hợp cho du lịch kiểu di tích lịch sử
Khu di tích lịch sử Lam Kinh rộng 200 ha (huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) là nơi anh hùng Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược. Sau khi chiến thắng, năm 1428, Lê Lợi lấy niên hiệu Lê Thái Tổ, đặt tên nước là Đại Việt. Nhà vua đóng đô ở Thăng Long (Hà Nội) và dựng ở quê hương Lam Sơn một kinh thành gọi là Lam Kinh. Nơi này còn được gọi là Tây Kinh (để phân biệt với Đông Kinh - Hà Nội) có nhiều điện miếu, lăng tẩm quy mô lớn để thờ cúng tổ tiên, nơi an nghỉ của các nhà vua. Ngày nay, cứ đến ngày 21 (giỗ Lê Lai) và 22 (giỗ Lê Lợi) tháng 8 Âm lịch hàng năm, nhân dân trong vùng lại tổ chức lễ hội Lam Kinh để tưởng nhớ công ơn các bậc tiền nhân.
46. Đền thờ Lê Hoàn
Thích hợp cho du lịch kiểu di tích lịch sử
Đền thờ Lê Hoàn nằm ở làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam. Năm 2018, đền thờ Lê Hoàn được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. Trong đền còn lưu giữ nhiều đồ vật quý, đặc biệt có một đĩa bằng đá trắng, đường kính 36 cm trong lòng đĩa ghi chữ: "Giang Nam nhất phiến tuyết; Trác khí vạn niên trân". Lễ hội truyền thống Lê Hoàn nhân kỷ niệm ngày mất của ông diễn ra từ ngày 7-3 đến 9 - 3 âm lịch (giỗ chính ngày 8-3 âm lịch) hàng năm.
47. Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên
Thích hợp cho du lịch kiểu danh thắng
Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên nằm ở vùng rừng thượng nguồn sông Chu thuộc huyện Thường Xuân, nằm ở phía Tây tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam, cách thành phố Thanh Hóa 130 km về phía tây bắc. Cùng nằm trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên có đền thờ Cầm Bá Thước, người lãnh đạo phong trào Cần vương ở phía Tây Thanh Hóa. Ở đây có hệ động thực vật phong phú, nhiều loài trong sách đỏ Việt Nam.
48. Bãi cò Tiến Nông
Thích hợp cho du lịch kiểu du lịch sinh thái
Xã Cò là tên một đầm lầy có các thể cò sinh sống thuộc địa phận xã Tiến Nông, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Nơi đây là nơi tập trung của rất nhiều loại cò, vạc, hay vịt trời, le le, cuốc, bìm bịp, bồ câu hoang,.... Chúng sinh sống và làm tổ trên các cây tre. Chúng thường đi kiếm ăn ở các cánh đồng gần đấy. Vào mùa làm tổ có hàng vạn cá thể về đây. Đây cũng là nơi duy nhất của tỉnh Thanh Hóa có các cá thể Cò sinh sống.
49. Đền thờ Lê Văn Hưu
Thích hợp cho du lịch kiểu du lịch tâm linh
Đền thờ, lăng mộ cụ Lê Văn Hưu thuộc xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Đền là nơi thờ Lê Văn Hưu, nhà sử học đời Trần, tác giả của cuốn Đại Việt sử ký. Ông còn là thầy của thượng tướng Trần Quang Khải, một trong những danh tướng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông. Đền còn phối thờ 11 danh sĩ đời Trần có công với đất nước.
50. Biển Hải Tiến
Thích hợp cho du lịch kiểu du lịch biển
Bãi biển Hải Tiến nằm dọc bờ biển dài 12 km của huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Đi từ cầu Hàm Rồng về phía Đông khoảng 20km là tới. Điểm khác biệt so với các khu du lịch biển khác ở Thanh Hóa là vùng đất này còn những nét hoang sơ, giữ gìn cảnh quan tự nhiên để khai thác du lịch sinh thái. Đến với Hải Tiến các bạn sẽ được tận hưởng những giây phút thoải mái trên bãi cát dài êm đềm, nước biển trong xanh, khí hậu mát lành trong những buổi ban mai tinh khiết.
51. Nhà thờ Trạng Quỳnh
Thích hợp cho du lịch kiểu du lịch tâm linh
Đền thờ Trạng Quỳnh hay còn gọi là đền thờ Nguyễn Quỳnh ở xã Hoằng Lộc, Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Tuy không đỗ cao nhưng Quỳnh vẫn nổi tiếng là người học hành xuất sắc và được nhân dân yêu quý, phong tặng cho biệt hiệu Trạng Quỳnh. Đương thời đã có câu: "Nguyễn Quỳnh, Nguyễn Nham, thiên hạ vô tam" (nghĩa là thiên hạ không có người thứ ba giỏi như hai ông). Vào những ngày lễ hội mùng 1-10 âm lịch (ngày sinh cụ Nguyễn Quỳnh) và ngày 28-1 âm lịch (ngày mất cụ Nguyễn Quỳnh), dòng họ đều phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức đón tiếp hàng vạn lượt khách thập phương về dâng hương tưởng niệm cụ.
52. Đền Bà Triệu
Thích hợp cho du lịch kiểu du lịch tâm linh
Đền Bà Triệu là nơi thờ tự vị nữ anh hùng dân tộc Việt tên là Triệu Thị Trinh, người đã có công đánh đuổi quân xâm lược Đông Ngô (Trung Quốc) vào giữa thế kỷ thứ 3. Đền nằm trên núi Gai, ngay sát quốc lộ 1A, đoạn đi qua thôn Phú Điền, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa 18 km về phía bắc và cách Hà Nội 137 km về phía nam. Lễ hội đền Bà Triệu được tổ chức thường niên (từ ngày 21 tháng 02 đến 23 tháng 02 âm lịch) mang đậm nét văn hóa truyền thống gắn liền với những truyền thuyết lịch sử về Bà Triệu. Tại lễ hội sẽ diễn ra các hoạt động như: tế lễ, rước kiệu, tế nữ quan, lễ Mộc dục, tế Phụng Nghinh... Bên cạnh đó, còn có các tiết mục văn nghệ dân gian như: trò "Ngô-Triệu giao quân", hát chầu văn, thi đấu vật, leo dây, thổi cơm thi, đánh cờ tướng,..
53. Động Từ Thức
Thích hợp cho du lịch kiểu hang động
Động Từ Thức hay còn gọi là động Bích Đào thuộc xã Nga Thiện, Nga Sơn - Thanh Hóa. Đây là một cảnh đẹp gắn liền với truyền thuyết Từ Thức gặp Tiên. Các nhũ đá trong động dưới ánh sáng của những ngọn đèn trở nên sống động như câu chuyện về Từ Thức và Giáng Hương trong hội hoa. Cảnh đẹp nơi đây từ xưa đã là nơi dừng chân của rất nhiều tao nhân mặc khách. Động Từ Thức đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (trước kia) xếp hạng là thắng cảnh độc đáo cấp quốc gia.
54. Cửa biển Thần Phù
Thích hợp cho du lịch kiểu di tích lịch sử
Khi vua nhà Trần dẹp giặc phương Nam, đến đây sóng to gió lớn không tiến lên được, nhờ có một đạo sĩ La Viện người địa phương dẫn đường nên mới thoát hiểm. Khi thắng giặc trở về thì La Viện đã mất nên vua cho lập miếu thờ và phong là Áp Lãng Chân Nhân Tôn Thần. Đây là thắng cảnh hùng vĩ với động Lục Vân, nơi chúa Trịnh Sâm đã đến viếng thăm và lưu lại 4 bài thơ trên vách đá (năm 1771), và động Bạch ác, một động đẹp có chùa ở trong và xưa kia nhiều vua, chúa đã tới tham quan và để lại nhiều bài thơ khắc trên vách đá.
55. Chiến khu Ba Đình
Thích hợp cho du lịch kiểu di tích lịch sử
Chiến khu Ba Đình thuộc xã Ba Đình, cách trung tâm huyện Nga Sơn 3 km về phía tây Bắc. Đây là di tích lịch sử đã được xếp hạng cấp quốc gia. Tại đây nghĩa quân Cần Vương và nhân dân ba làng Mậu, Thượng và Mỹ Khê (dưới sự chỉ huy của Đinh Công Tráng) đã đánh bại nhiều đợt tấn công của Pháp.
56. Đền thờ Mai An Tiêm
Thích hợp cho du lịch kiểu du lịch tâm linh
Đền thờ Mai An Tiêm thuộc xã Nga Phú, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ngôi đền này chứa một huyền thoại được lưu truyền từ bao đời nay. Mai An Tiêm là người có công khai phá xây dựng đất Nga Sơn từ buổi bình minh của đất nước, dưa hấu Mai An Tiêm là sản vật rất nổi tiếng ở Nga Sơn. Hàng năm lễ hội Mai An Tiêm diễn ra trong khoảng 12-15 tháng 3 âm lịch.
57. Đền thờ Lê Thị Hoa
Thích hợp cho du lịch kiểu du lịch tâm linh
Lê Thị Hoa là một nữ tướng của Hai Bà Trưng, khởi nghĩa tại vùng Nga Sơn giúp Hai Bà Trưng đánh giặc Đông Hán. Sau khi đánh đuổi được Tô Định, quân xâm lược bị quét sạch ra khỏi bờ cõi, Hai Bà Trưng xưng vương và thành lập hệ thống chính quyền độc lập, bà Lê Thị Hoa đã từ chối làm quan chỉ xin được trở lại Nga Sơn để tiếp tục tổ chức dân khai hoang, lập làng, lấn biển. Năm 43, Mã Viện đem đại binh sang đàn áp, bà đã mau chóng tập hợp lực lượng để chiến đấu chống quân thù một cách quyết liệt, nhưng sau thất bại, bà đã anh dũng hy sinh ngay trên đất Nga Sơn mà bà đã giàu công khai khẩn. Tấm lòng trung trinh với dân với nước và sự hy sinh anh dũng của bà Lê Thị Hoa, ngay từ thuở ấy, nhân dân Nga Sơn đã lập đền thờ bà ở xã Nga Thiện (Nga Sơn) vẫn còn đến ngày nay.
58. Thác Đồng Quan
Thích hợp cho du lịch kiểu thác
Cách trung tâm huyện Như Xuân khoảng 5km, thác Đồng Quan bắt nguồn từ đỉnh núi Bù Mùn, cao hơn 1.000m so với mực nước biển. Con thác có dòng nước mát lạnh, ngày đêm đổ xuống không ngừng, nổi bọt tung trắng xóa. Đến thác Đồng Quan, mọi người không chỉ được thấy con thác còn đậm chất hoang sơ mà còn được ngắm nhìn những dải hoa đủ màu sắc và đồi núi bao quanh. Ngọn thác và không gian nơi đây tạo nên một nết đặc trưng rất riêng… Trước vẻ đẹp nên thơ của con thác suốt 4 mùa và bàn tay tạo dựng của con người đã biến thác Đồng Quan thành khu du lịch nghỉ dưỡng thú vị. Đặc biệt, mọi người sẽ được thấy cuộc sống sinh hoạt của bà con dân tộc Thái, Mường, Thổ.
59. Thác Cổng trời
Thích hợp cho du lịch kiểu thác
Khu du lịch sinh thái thác Cổng Trời thuộc địa phận Xã Xuân Quỳ, huyện Như Xuân, cách thị trấn Yên Cát khoảng 10 phút chạy ô tô. Cách đường Hồ Chí Minh khoảng 3km đường nhựa , du khách sẽ lạc vào chốn sơn thủy hữu tình với rừng nguyên sinh, thác nước trắng phau từ trên cao dội xuống giữa chốn đại ngàn hoang sơ, hùng vĩ.
60. Phủ Na
Thích hợp cho du lịch kiểu di tích lịch sử
Phủ Na hay còn gọi là Na Sơn Động Phủ nằm ở chân dãy núi Nưa thuộc xã Xuân Du, huyện Như Thanh, Thanh Hóa. Nơi đây là vùng đất linh thiêng và là nơi bà Triệu Thị Trinh dấy binh đánh quân xâm lược Đông Ngô (năm 248).
61. VQG Bến En
Thích hợp cho du lịch kiểu du lịch sinh thái
Vườn quốc gia Bến En là một vườn quốc gia thuộc Xã, Hải Vân, Như Thanh, Thanh Hoá. Có nhiều loài sinh vật quý, với 1389 loài thực vật (lim xanh, lát hoa, chò chỉ, trai lý, bù hương...), có 1004 loài động vật,66 loài thú (với 29 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam như: sói đỏ, gấu ngựa, vượn đen, phượng hoàng đất, gà tiền mặt vàng...).
62. Chùa Vĩnh Thái
Thích hợp cho du lịch kiểu du lịch tâm linh
Chùa Vĩnh Thái được xây dựng từ cuối thế kỷ 16. Chùa tọa lạc bên dãy núi Hoàng Nghiêu hùng vĩ, có khuôn viên rộng. Chùa Vĩnh Thái ngày ấy nổi tiếng là một danh lam thắng cảnh, phong thủy hữu tình. Ngôi chùa này đã từng là nơi che giấu nhiều chí sĩ hoạt động Cách mạng. Đến năm 1999 chùa Vĩnh Thái được công nhận là khu di tích lịch sử văn hóa Cách mạng.
63. Làng cổ Đông Sơn
Thích hợp cho du lịch kiểu làng cổ
Đông Sơn là một ngôi làng cổ bình yên nằm nép mình bên dòng sông Mã thơ mộng, ngay cạnh cầu Hàm Rồng lịch sử, thuộc địa bàn xã Đông Giang, huyện Đông Sơn, nay là phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa. Không chỉ nổi tiếng tại Thanh Hóa, địa danh Đông Sơn thực ra đã được nhiều nhà khoa học của Phương Tây phát hiện ra từ thế kỷ 20. Làng cổ Đông Sơn được bình chọn là một trong 10 ngôi làng cổ đẹp nhất Việt Nam. Với lịch sử hàng nghìn năm tồn tại và phát triển, đến với nơi đây du khách không chỉ được tận hưởng sự bình yên, đắm chìm trong khung cảnh thiên nhiên đẹp đến nao lòng mà còn có cơ hội tìm hiểu về nền văn hóa trống đồng vô cùng đặc sắc.
64. Nhà thờ Đào Duy Từ
Thích hợp cho du lịch kiểu du lịch tâm linh
Đào Duy Từ là nhà quân sự, nhà thơ và nhà văn hóa, danh thần thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên, ông chỉ làm quan với Chúa Nguyễn có tám năm, nhưng trong tám năm đó, ông đã xây dựng cho họ Nguyễn một cơ sở xã hội vững chắc, và một quân đội hùng mạnh. Vì vậy ông được coi là đệ nhất khai quốc công thần của họ Nguyễn và được thờ ở nhà Thái miếu. Hàng năm vào ngày 17 tháng 10 (âm lịch) là ngày giỗ Đào Duy Từ, con cháu họ Đào tổ chức cúng tế rất long trọng.
65. Đền thờ Quang Trung
Thích hợp cho du lịch kiểu du lịch tâm linh
Đền Quang Trung nằm ven bên bờ biển làng Du Xuyên, xã Hải Thanh, Tĩnh Gia, Thanh Hóa, nơi đây thờ vua Quang Trung – Nguyễn Huệ vị anh hùng của dân tộc Việt Nam. Theo lịch sử dân tộc, sau khi quét sạch 29 vạn quân Thanh xâm lược nước ta.Dân làng đã lập đền thờ đức vua ở dưới chân núi Du Xuyên để tỏ lòng biết ơn vua Quang Trung.
66. Biển Hải Hòa
Thích hợp cho du lịch kiểu du lịch biển
Bãi biển Hải Hòa thuộc xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Bãi biển Hải Hòa còn hoang sơ, có bãi tắm đẹp, rộng và bằng phẳng, cát trắng mịn, nước trong xanh, sóng vỗ hiền hòa. Môi trường ở đây chưa bị ô nhiễm; người dân chất phát và hiền lành.
67. Bãi Đông
Thích hợp cho du lịch kiểu du lịch biển
Bãi Đông thuộc xã Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Đây là một bãi biển mới được khai thác du lịch trong 1 – 2 năm trở lại đây nên khung cảnh vẫn còn rất hoang sơ và xinh đẹp. Bãi Đông cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 60 km với chi phí du lịch cực rẻ nên là điểm đến hấp dẫn của nhiều bạn trẻ ở miền Bắc.