Thời tiết du lịch tại Hà Giang (cập nhập hằng giờ)

Tổng số item là: 2

Bạn đang có kế hoạch đến Hà Giang để du lịch hoặc công tác? Vậy thì bạn cần xem dự báo thời tiết trước khi đến Tỉnh Hà Giang du lịch hoặc công tác vì thời tiết xấu có ảnh hưởng rất lớn tới chuyến du lịch, công tác của bạn.

Dulichdiaphuong khuyên bạn, trước khi du lịch Tỉnh Hà Giang hãy xem dự báo thời tiết ít nhất một tuần trước khi đi trên TV hay tại trang web dulichdiaphuong.com của chúng tôi. Nếu chuyến đi dài thì các bạn có thể xem dự báo thời tiết Tỉnh Hà Giang trước 1 tháng, 15 ngày, hoặc dự báo thời tiết 1 tuần. Chúng tôi sẽ thông tin tới bạn thời tiết tại Tỉnh Hà Giang hôm nay, ngày mai, ba ngày tới, 1 tuần tới, 1 tháng tới giúp bạn có kế hoạch du lịch hiệu quả!

Dự báo thời tiết địa điểm du lịch Hà Giang

Tỉnh Hà Giang có diện tích tự nhiên là: 7.929,5 km2 và dân số là 854.679 người (mật độ 108 người/1km2), Mã vùng điện thoại là 0219 và biển số xe của Tỉnh Hà Giang là 23.

Logo Tỉnh Hà Giang

Dưới đây là thông tin dự báo thời tiết tại Hà Giang hôm nay và trong những ngày tới.

Thời tiết du lịch Hà Giang
07:18 ngày 11/02/2025 (Thứ Ba)
17 °C
Cảm giác như: 16.7 °C
Độ ẩm: 85 %
thời tiết Hà Giang
Mây thưa

Hiện tại
17 °C
Cảm giác như: 16.7 °C
thời tiết Hà GiangMây thưa85 %
20:00
17 °C
Cảm giác như: 16.4 °C
thời tiết Hà GiangTrời nắng86 %
21:00
15.6 °C
Cảm giác như: 15.2 °C
thời tiết Hà GiangTrời nắng88 %
22:00
15.7 °C
Cảm giác như: 15.1 °C
thời tiết Hà GiangTrời nắng91 %
23:00
14.8 °C
Cảm giác như: 14.9 °C
thời tiết Hà GiangTrời nắng93 %
00:00
14.6 °C
Cảm giác như: 14 °C
thời tiết Hà GiangTrời nắng96 %
01:00
13.2 °C
Cảm giác như: 13.6 °C
thời tiết Hà GiangTrời nắng97 %
02:00
13.8 °C
Cảm giác như: 13.1 °C
thời tiết Hà GiangMây thưa97 %
03:00
14.4 °C
Cảm giác như: 14.7 °C
thời tiết Hà GiangMây rải rác95 %
04:00
14.5 °C
Cảm giác như: 14.6 °C
thời tiết Hà GiangMây rải rác93 %
05:00
15.3 °C
Cảm giác như: 15.2 °C
thời tiết Hà GiangMây cụm89 %
06:00
15.9 °C
Cảm giác như: 16 °C
thời tiết Hà GiangMây cụm89 %
07:00
15.1 °C
Cảm giác như: 15.7 °C
thời tiết Hà GiangMây cụm88 %
08:00
17.6 °C
Cảm giác như: 17.8 °C
thời tiết Hà GiangNhiều mây80 %
09:00
18.3 °C
Cảm giác như: 18.7 °C
thời tiết Hà GiangNhiều mây77 %
10:00
19.8 °C
Cảm giác như: 18.9 °C
thời tiết Hà GiangNhiều mây75 %
11:00
20 °C
Cảm giác như: 20.9 °C
thời tiết Hà GiangNhiều mây71 %
12:00
22.2 °C
Cảm giác như: 22.5 °C
thời tiết Hà GiangNhiều mây65 %
13:00
23.3 °C
Cảm giác như: 23.5 °C
thời tiết Hà GiangNhiều mây59 %
14:00
25.4 °C
Cảm giác như: 25.2 °C
thời tiết Hà GiangMây rải rác54 %
15:00
25.1 °C
Cảm giác như: 25.4 °C
thời tiết Hà GiangMây rải rác53 %
16:00
25.8 °C
Cảm giác như: 26 °C
thời tiết Hà GiangMây rải rác55 %
17:00
23.6 °C
Cảm giác như: 23.2 °C
thời tiết Hà GiangMây rải rác62 %
18:00
20 °C
Cảm giác như: 20.3 °C
thời tiết Hà GiangMây rải rác78 %

Dự báo thời tiết theo ngày tại Hà Giang

Hômnay20.4°/13.8°thời tiết Hà GiangMưa nhẹĐộ ẩm: 77%Wind 2.48 km/giờ
T412/0221.4°/17.4°thời tiết Hà GiangMưa nhẹĐộ ẩm: 89%Wind 2.59 km/giờ
T513/0219.8°/17.1°thời tiết Hà GiangMưa nhẹĐộ ẩm: 95%Wind 2.77 km/giờ
T614/0219.1°/16.5°thời tiết Hà GiangMưa nhẹĐộ ẩm: 97%Wind 2.6 km/giờ
T715/0218.3°/13.1°thời tiết Hà GiangMưa nhẹĐộ ẩm: 97%Wind 3.07 km/giờ
CN16/0214.1°/12.7°thời tiết Hà GiangMưa nhẹĐộ ẩm: 93%Wind 2.13 km/giờ
T217/0214°/12.1°thời tiết Hà GiangMưa nhẹĐộ ẩm: 96%Wind 1.47 km/giờ
T318/0215.7°/13.1°thời tiết Hà GiangMưa nhẹĐộ ẩm: 97%Wind 1.85 km/giờ
T419/0216.6°/14.3°thời tiết Hà GiangMưa nhẹĐộ ẩm: 96%Wind 1.71 km/giờ
T520/0221.2°/16.4°thời tiết Hà GiangMưa nhẹĐộ ẩm: 87%Wind 1.6 km/giờ
T621/0219.6°/16.6°thời tiết Hà GiangMưa nhẹĐộ ẩm: 95%Wind 2.69 km/giờ
T722/0216.4°/11.7°thời tiết Hà GiangMưa nhẹĐộ ẩm: 95%Wind 2.16 km/giờ
CN23/0212.8°/10.3°thời tiết Hà GiangMưa nhẹĐộ ẩm: 95%Wind 1.87 km/giờ
T224/0212.8°/10.8°thời tiết Hà GiangMưa nhẹĐộ ẩm: 94%Wind 1.41 km/giờ
T325/0213.2°/11.9°thời tiết Hà GiangMưa nhẹĐộ ẩm: 96%Wind 1.65 km/giờ
T426/0216.7°/12.3°thời tiết Hà GiangMưa nhẹĐộ ẩm: 95%Wind 1.36 km/giờ
T527/0220.4°/15.8°thời tiết Hà GiangMưa nhẹĐộ ẩm: 89%Wind 1.73 km/giờ
T628/0222.5°/16.5°thời tiết Hà GiangMưa nhẹĐộ ẩm: 77%Wind 2.06 km/giờ
T701/0321.4°/17.1°thời tiết Hà GiangMưa nhẹĐộ ẩm: 82%Wind 2.13 km/giờ
CN02/0324.8°/18.1°thời tiết Hà GiangMưa nhẹĐộ ẩm: 76%Wind 2.36 km/giờ
T203/0325.2°/16.7°thời tiết Hà GiangMưa nhẹĐộ ẩm: 60%Wind 2.74 km/giờ
T304/0328°/16.6°thời tiết Hà GiangMây cụmĐộ ẩm: 52%Wind 2.19 km/giờ
T405/0325.4°/17.6°thời tiết Hà GiangMưa nhẹĐộ ẩm: 62%Wind 2.88 km/giờ
T506/0327°/18.8°thời tiết Hà GiangMưa nhẹĐộ ẩm: 54%Wind 2.44 km/giờ
T607/0329.8°/18.2°thời tiết Hà GiangMưa nhẹĐộ ẩm: 46%Wind 1.98 km/giờ
T708/0327.4°/18.6°thời tiết Hà GiangMây cụmĐộ ẩm: 51%Wind 2.54 km/giờ
CN09/0324.7°/19.7°thời tiết Hà GiangMưa nhẹĐộ ẩm: 62%Wind 3.41 km/giờ
T210/0326.9°/19.5°thời tiết Hà GiangMưa nhẹĐộ ẩm: 64%Wind 2.43 km/giờ
T311/0328.1°/21.5°thời tiết Hà GiangMưa nhẹĐộ ẩm: 61%Wind 3.41 km/giờ
T412/0321.9°/12.3°thời tiết Hà GiangMưa nhẹĐộ ẩm: 72%Wind 4.73 km/giờ

Các khu vực lân cận Hà Giang

  1. Cao Bằng
  2. Bắc Kạn
  3. Tuyên Quang
  4. Thái Nguyên
  5. Lạng Sơn
  6. Quảng Ninh
  7. Bắc Giang
  8. Phú Thọ

Như chúng ta đã biết, Tỉnh Hà Giang có những địa điểm du lịch nổi tiếng như: Núi Cấm, Quảng trường 26-3, Núi Mỏ Neo, Dốc Thẩm Mã, Phố Cáo, Hang Rồng, Phó Bảng, Sủng Là, Làng văn hóa Lũng Cẩm, Đồi Hoa Tam Giác Mạch, Dinh Thự Họ Vương, Làng văn hóa Lô Lô Chải, Phố Cổ Đồng Văn, Cột cờ Lũng Cú, Cột mốc 428, Điểm cực Bắc, Nhà của Pao, Rừng thông Yên Minh, Sông Nho Quế, Đèo Mã Pí Lèng, Đáy sông cổ mèo Vạc, Hẻm vực Tu Sản, Chợ tình Khâu Vai, Làng văn hóa du lịch Nặm Đăm, Cổng Trời Quản Bạ, Núi đôi Quản Bạ, Hang Khố Mỷ, Hang Phương Thiện, Núi Tây Côn Lĩnh, Hồ Noong, Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy, Hang Tùng Bá, Đền Đôi Cô – Cầu Má, Di tích Căng Bắc Mê, Sông Gâm Bắc Mê, Hang Đán Cúm, Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, Hoa Tam Giác Mạch, Tây Côn Lĩnh, Đỉnh núi Chiêu Lầu Thi, Đồn Pố Lũng, Bãi đá cổ Nấm Dẩn, Khu du lịch Thác Tiên – Đèo Gió, Hang Thiên Thủy, Cửa khẩu Xín Mần, Khu du lịch hồ Quang Minh, Thác Thúy, Hang Nặm Pạu, Dệt thổ cẩm truyền thống Tân Bắc, ...

Thông tin về Tỉnh Hà Giang

thời tiết du lịch Tỉnh Hà Giang

Vị trí địa lí

Tỉnh Hà Giang nằm ở cực bắc Việt Nam, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp tỉnh Cao Bằng
  • Phía tây giáp các tỉnh Yên Bái và Lào Cai
  • Phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang
  • Phía bắc giáp châu tự trị dân tộc Choang và Miêu Văn Sơn thuộc tỉnh Vân Nam và địa cấp thịBách Sắc thuộc khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Các điểm cực của tỉnh Hà Giang:

  • Điểm cực bắc tại: xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn.
  • Điểm cực đông tại: bản Lủng Chỉn, xã Sơn Vĩ, huyện Mèo Vạc.
  • Điểm cực tây tại: bản Ma Li Sán, xã Pà Vầy Sủ, huyện Xín Mần.
  • Điểm cực nam tại: xã Đồng Yên, huyện Bắc Quang.

Trung tâm hành chính của tỉnh là Thành phố Hà Giang, cách Thủ đô Hà Nội 320 km. Địa hình của tỉnh Hà Giang khá phức tạp, có nhiều ngọn núi đá cao và sông suối , có thể chia làm 3 vùng. Vùng cao núi đá phía bắc nằm sát chí tuyến bắc, có độ dốc khá lớn, thung lũng và sông suối bị chia cắt nhiều. Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm nhưng do địa hình cao nên khí hậu Hà Giang mang nhiều sắc thái ôn đới. Vùng cao núi đất phía tây thuộc khối núi thượng nguồn sông Chảy, sườn núi dốc, đèo cao, thung lũng và lòng suối hẹp.Vùng thấp trong tỉnh gồm vùng đồi núi, thung lũng sông Lô và Thành phố Hà Giang.

Hà Giang có nhiều núi non hùng vĩ, có đỉnh Tây Côn Lĩnh (2419 m) và đỉnh Chiêu lầu thi (2402m) là cao nhất. Về thực vật, Hà Giang có nhiều khu rừng nguyên sinh, nhiều gỗ quý, và có tới 1000 loại cây dược liệu. Động vật có hổ, chim công, chim trĩ, tê tê, và nhiều loại chim thú khác.

Khí hậu

Phần này không có nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện Phần bằng cách bổ sung các nguồn tham khảo đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì bạn có thể chép nguồn tham khảo bên đó sang đây.

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là miền núi cao, khí hậu Hà Giang về cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn, song cũng có những đặc điểm riêng, mát và lạnh hơn các tỉnh miền Đông Bắc, nhưng ấm hơn các tỉnh miền Tây Bắc.

Khí hậu tỉnh Hà Giang mang nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa kết hợp với khí hậu á nhiệt đới vùng núi cao, có mùa đông lạnh kéo dài, lạnh nhất từ tháng XII đến tháng I năm sau. Mùa hè nóng, mưa nhiều, nóng nhất vào tháng VII và tháng VIII. - Nhiệt độ Nhiệt độ trung bình năm tại khu vực thực hiện nhiệm vụ từ 21,8oC đến 23,6oC. Nhiệt độ tại khu vực thành phố Hà Giang và huyện Bắc Quang thường cao hơn khu vực huyện Bắc Mê và Hoàng Su Phì khoảng 1oC đến 2oC. Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất vào tháng I từ 14,5oC đến 19,5oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất vào tháng VI, VII, VIII từ 25,9oC đến 35,6oC. Theo số liệu quan trắc nhiều năm, có những thời điểm về mùa đông nhiệt độ xuống rất thấp, nhất là vùng cao núi đá có khu vực xuất hiện băng, tuyết có những nơi nhiệt độ thấp nhất xuống tới -0,1oC đo được tại trạm Hoàng Su Phì ngày 27/12/1982. Nhiệt độ thấp nhất tại các trạm vào mùa đông thường nhỏ hơn 10oC. Nhiệt độ cao nhất đo được có thời điểm lên tới 41oC vào ngày 03/5/1994, nhiệt độ cao nhất ngày của các trạm ghi được khoảng 35,2oC đến 41oC. - Độ ẩm Hà Giang là một trong những vùng có độ ẩm cao ở hầu hết các mùa trong năm, độ ẩm bình quân năm là 77-88%, trong đó độ ẩm thấp nhất trung bình tháng là 71% vào tháng 3/1986 và tháng 4/2012 đo được tại trạm Hoàng Su Phì. Độ ẩm cao nhất là 99% vào tháng 10/1997. Độ ẩm cao diễn ra vào các tháng cuối mùa hạ (tháng VII và tháng VIII). - Nắng Số giờ nắng bình quân năm thời kỳ 1981-2019 cả tỉnh khoảng 1.586 giờ, trong năm số giờ nắng nhiều là năm 1981 với 2.241 giờ nắng đo được tại trạm Hà Giang và số giờ nắng ít là năm 2011 với 1.104 giờ đo được tại trạm Bắc Quang. Trong năm, tháng có giờ nắng nhiều nhất rơi vào tháng VII, tháng VIII với số giờ nắng lên tới 348,6 giờ vào tháng IX năm 2010. Tháng có số giờ nắng ít nhất là tháng I, tháng II với số giờ nắng trong tháng chỉ là 10,6 giờ vào tháng I năm 2013. - Gió Hướng gió chính ở Hà Giang phụ thuộc vào địa hình thung lũng, gió trong các thung lũng thường yếu với tốc độ trung bình khoảng 1-1,3m/s, trong đó tháng VII, tháng VIII là tháng có tốc độ gió lớn nhất: từ 20m/s (trạm Hoàng Su Phì) đến 35m/s (trạm Bắc Mê). - Mưa Mùa mưa kéo dài từ tháng V đến cuối tháng IX và mùa khô bắt đầu từ tháng X đến tháng IV năm sau. Lượng mưa năm biến động rất mạnh so với yếu tố khí tượng khác, giá trị cực tiểu, cực đại của lượng mưa có thể chênh nhau từ hai đến ba lần. Xét theo không gian lượng mưa năm thời kỳ 1990-2019 thì trong khu vực dao động trong khoảng 1.200-4.600mm, trong đó tâm mưa lớn nhất là khu vực Bắc Quang, theo kết quả quan trắc lượng mưa tại trạm Bắc Quang thì với lượng mưa năm trung bình thời kỳ 1961-2019 khoảng 4.551mm, là một trong những tâm mưa lớn của khu vực, vào năm 1971 lượng mưa năm lớn nhất đạt 6.366mm. Lượng mưa nhiều nhất vào tháng VI và tháng VII. Địa phương có lượng mưa lớn nhất là huyện Bắc Quang có tháng tới 1.429mm và mưa ít nhất là huyện Hoàng Su Phì, có tháng chỉ 24,2mm. Ngoài ra, tỉnh Hà Giang còn có hiện tượng mưa phùn (32 ngày/năm) nhưng ít chịu ảnh hưởng trực tiếp từ bão. Tuy nhiên, vào mùa mưa dễ gây lũ quét, lũ ống, mưa đá làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sinh hoạt của nhân dân địa phương.

Đặc điểm địa hình

Do cấu tạo địa hình phức tạp, thiên nhiên tạo ra và ưu đãi cho Hà Giang một nguồn tiềm năng to lớn về khí hậu, đất đai, tài nguyên và khoáng sản,... Từ những đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình Hà Giang được chia thành ba vùng với những điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội khác biệt, mỗi vùng có tiềm năng và thế mạnh riêng đó là:

- Vùng I: Là vùng cao núi đá phía Bắc gồm 4 huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ. Diện tích toàn vùng là 2.352,7 km2, dân số trên 20 vạn người chiếm xấp xỉ 34,3% dân số toàn tỉnh. Do điều kiện khí hậu rét đậm về mùa đông, mát mẻ về mùa hè nên rất thích hợp với việc phát triển các loại cây ôn đới như cây dược liệu thảo quả, đỗ trọng; Cây ăn quả như mận, đào, lê, táo... Cây lương thực chính ở vùng này là cây ngô. Chăn nuôi chủ yếu là bò, dê, ngựa và nuôi ong. Những giống gia súc trên đây là giống riêng của vùng ôn đới, có đặc điểm to hơn và chịu được rét đến cả độ âm. Đàn ong ở đây chủ yếu chỉ phát triển vụ hè - thu với 2 loại hoa chính là hoa ngô và hoa bạc hà. Mật ong hoa bạc hà là  thứ mật ong đặc biệt có giá trị trong việc chữa bệnh và bồi dưỡng sức khoẻ.

- Vùng II: Là vùng cao núi đất phía tây gồm các huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần. Diện tích tự nhiên 1.211,3 km2, dân số chiếm 15,9%. Điều kiện tự nhiên vùng này thích hợp cho việc phát triển cây trẩu và cây thông lấy nhựa. Cây lương thực chính vùng này là lúa nước và ngô. Chăn nuôi chủ yếu là trâu, ngựa, dê và các loại gia cầm.Vùng này là vùng đất của chè Shan tuyết và chủ nhân lâu đời của nó là người Dao - Một dân tộc có kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây chè núi lâu đời.

- Vùng III: Là vùng núi thấp gồm các huyện: Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê, Quang Bình và thành phố Hà Giang là vùng trọng điểm kinh tế của Hà Giang. Diện tích tự nhiên 4.320,3 km2, dân số chiếm 49,8%. Điều kiện tự nhiên thích hợp với các loại cây nhiệt đới, thuận lợi cho việc phát triển nghề rừng, trồng các loại cây nguyên liệu giấy như bồ đề, mỡ, thông và đây cũng là vùng tre, nứa, vầu, luồng lớn nhất trong tỉnh... Ngoài ra đây còn là vùng trồng các loại cây ăn quả có múi như cam, quýt, chanh...

Tài nguyên thiên nhiên

a. Thổ nhưỡng

Thổ nhưỡng của Hà Giang rất phong phú với 9 nhóm đất chính, trong đó nhóm đất xám chiếm diện tích lớn nhất với 585.418 ha, chiếm 74,28% diện tích tự nhiên. Đây là nhóm đất rất thích hợp để trồng và phát triển các loại cây ăn quả (cam, quýt, lê, mận....), cây công nghiệp (chè, cà phê....), cây dược liệu (đỗ trọng, thảo quả, huyền sâm....). Các nhà khoa học đã xác định và phân chia các khu vực thổ nhưỡng chính của Hà Giang như sau:

- Khu vòm nâng sông Chảy, lớp thổ nhưỡng hình thành trên nền 2 nhóm đá chính là măcma axit và đá biến chất. Địa hình nơi đây được xếp vào kiểu núi khối tảng dạng vòm trên nền nguyên sinh phân cắt mạnh. Khu vực này có lượng mưa trung bình hàng năm khá lớn (3.000 mm). Với những điều kiện như vậy, đã tạo nên ở đây một lớp phủ thổ nhưỡng đa dạng, trong đó phần lớn là đất mùn màu vàng đỏ, phù hợp để phát triển những cánh rừng thuộc kiểu á nhiệt đới.

- Khu Quản Bạ - Bắc Mê, lớp thổ nhưỡng hình thành trên nền 3 nhóm đá chính là trầm tích đá hạt mịn bị biến chất, tướng đá lục hoặc  lục yếu tiếp đến là loại đá vôi hoặc sét vôi và đá lục nguyên hạt vừa và mịn. Địa hình ở đây được xếp vào kiểu núi khối tảng trên nền nguyên sinh, bị phân cắt rất mạnh. Đây cũng là khu vực có lượng mưa trung bình năm khá lớn (3.000 mm). Vì vậy, lớp phủ thổ nhưỡng ở đây đa phần là nhóm đất mùn màu vàng đỏ và mùn xám sẫm, tạo nên một thảm thực vật hết sức phong phú với những cánh rừng kiểu á nhiệt đới thường xanh.

Khu vực Đồng Văn - Mèo Vạc, lớp thổ nhưỡng hình thành trên nền đá vôi bị phân hoá mạnh, địa hình karst. Phần lớn lớp phủ thổ nhưỡng ở đây là loại đất đỏ xám hoặc vàng sẫm, với thảm thực vật chủ yếu là các loại cây thấp, mật độ thưa. Rừng ở khu vực này thường có các loại cây lấy gỗ thuộc nhóm tứ thiết như trai, nghiến...

- Khu tây bắc Vĩnh Tuy, lớp thổ nhưỡng hình thành trên cấu trúc địa chất của vòm nâng sông Chảy. Địa hình nơi đây có đặc trưng là các dải đồi, núi và gò thấp, sườn ít dốc. Khu vực này có lượng mưa lớn nhất cả nước, do vậy lớp phủ thổ nhưỡng ở đây chủ yếu là nhóm đất màu xám sẫm hơi đen, phù hợp với trồng cây ăn quả nhất là cam.

b. Tài nguyên khoáng sản

Căn cứ trên những cứ liệu về cấu trúc địa chất, các nhà khoa học đã dự báo rằng Hà Giang là một địa bàn có tiềm năng và triển vọng lớn về khoáng sản như sắt, mangan, chì, thiếc, antimon, vàng, đá quý...

Sắt ở dạng manhetit - hematit - sulfide đã từng thấy ở Tùng Bá - Bắc Mê. Cũng ở khu vực này còn có mỏ chì - kẽm. Ở vùng đông nam vòm nâng sông Chảy đã phát hiện các mỏ và điểm quặng mangan. Ơ Bắc Quang đã gặp các điểm quặng đồng (Cu - Ni) có nguồn gốc măcma. Ở khu vực từ Cao Bồ đến Việt Lâm có nhiều mạch quặng đa kim - vàng. Đồng thời dọc theo các bãi bồi nhất là từ chỗ gặp nhau giữa sông Lô và sông Gâm trở lên thượng nguồn là nơi có nhiều vàng sa khoáng. Ngoài ra, Hà Giang còn có một trữ lượng khá lớn các loại khoáng sản không kim loại như: Cao lanh, sét gốm, đá vôi, cát, sỏi, cát kết, đá phiến, laterit, granit, gabro, ryolit... và có cả than, trong đó quan trọng hơn cả là vỉa than Phó Bảng.

c. Tài nguyên rừng

Là một tỉnh vùng núi cao, núi đồi chiếm hơn 3/4 diện tích, môi trường thuận lợi cho thực vật tự nhiên cũng như rừng trồng phát triển. Rừng là thế mạnh kinh tế chủ yếu của Hà Giang và còn có ý nghĩa lớn vào khoa học và bảo vệ môi trường. Do đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, rừng Hà Giang khá phong phú và được coi là một trong những khu vực đặc trưng của kiểu loại rừng á nhiệt đới, với nhiều chủng loại. Diện tích đất rừng của Hà Giang thuộc vào loại lớn của cả nước. Diện tích có rừng tính đến 31/12/2005 là 345.860 ha, đất trống quy hoạch cho lâm nghiệp 262.918 ha.

Những năm gần đây, với những chủ trương, chính sách của nhà nước, biện pháp tích cực của địa phương trong triển khai chính sách giao đất, giao rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, nên hàng năm tỉnh trồng thêm được từ 3.000 - 5.000 ha rừng tập trung, do đó đưa độ che phủ đạt 42,9% vào cuối năm 2005. Điều đó không những có tác dụng chống xói mòn đất bề mặt, mà vành đai rừng phòng hộ đầu nguồn đã khống chế phần nào lũ lụt, bảo vệ môi trường sinh thấy. Rừng còn cung cấp nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp giấy, vật tư xây dựng...

Người ta đã từng phát hiện ở rừng Hà Giang có nhiều loại động vật quý hiếm như: hổ, báo gấm, vọc má trắng, gấu ngựa, lợn rừng, khỉ, hoẵng,... Riêng khu vực Tây Côn Lĩnh đã thống kê được 47 loài thú, 140 loài chim thuộc 25 bộ, 75 họ. Rừng xã Phong Quang (Vị Xuyên) được xếp vào hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên điển hình của hệ rừng núi đá vùng Đông Bắc Việt Nam, với hệ động thực vật rừng phong phú và có giá trị kinh tế cao.

d. Tài nguyên thủy sản

Tuy là một tỉnh miền núi không có thế mạnh về thuỷ sản nhưng ở khu vực Hà Giang lại có thể tìm thấy những loài thuỷ sản quý, hiếm, có giá trị đặc biệt. Trên lưu vực sông Gâm có thể tìm thấy các loại tôm, cua, cá chỉ có ở khu vực nguồn sông có nhiều ghềnh đá. Đặc biệt ở đây có loại cá Dầm xanh, cá Anh vũ ngon nổi tiếng, đã từng là những loại đặc sản cúng tiến cung đình. Trên sông Lô, cũng có một số loài cá, tôm theo nguồn nước sông Hồng ngược lên và được coi là đặc sản ở sông Lô như: cá chép, cá bống, cá măng, ba ba...

Phát huy nguồn lợi thuỷ sản, những năm gần đây, ở nhiều nơi nhân dân đã biết tận dụng mặt nước, các đầm, ao, hồ để chăn thả các loại tôm cá có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao. Một số nơi bà con nông dân còn kết hợp trồng lúa và thả cá trên những chân ruộng nước.  Nhiều trang trại của họ đã phát triển theo mô hình VACR (vườn, ao, chuồng, rừng) đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Tỉnh Hà Giang có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 10 huyện với 193 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 5 phường, 13 thị trấn và 175 xã.

Đến năm 2012, tỉnh Hà Giang có 2.069 thôn, tổ dân phố. Toàn bộ các đơn vị hành chính của Hà Giang đều thuộc khu vực miền núi.

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Hà Giang
TênDân số năm 2019 (người)Hành chính
Thành phố (1)
Hà Giang55.5595 phường, 3 xã
Huyện (10)
Bắc Mê54.5921 thị trấn, 12 xã
Bắc Quang118.6902 thị trấn, 21 xã
Đồng Văn81.8802 thị trấn, 17 xã
Hoàng Su Phì66.6831 thị trấn, 23 xã
TênDân số năm 2019 (người)Hành chính
Mèo Vạc86.0711 thị trấn, 17 xã
Quản Bạ53.4761 thị trấn, 12 xã
Quang Bình61.7111 thị trấn, 14 xã
Vị Xuyên110.4652 thị trấn, 22 xã
Xín Mần67.9991 thị trấn, 17 xã
Yên Minh97.5531 thị trấn, 17 xã
Nguồn: Dân số đến 01 tháng 4 năm 2019 - tỉnh Hà Giang

Kết luận Dự báo thời tiết tại Tỉnh Hà Giang

Trên đây là thông tin dự báo thời tiết du lịch Tỉnh Hà Giang, mong rằng sẽ giúp ích được cho quý vị khi có kế hoạch đến Tỉnh Hà Giang để công tác hoặc du lịch. Một lần nữa, xin chúc quý vị có một chuyến du lịch với trải nghiệm tuyệt vời khi đến Tỉnh Hà Giang nhé!

Để lại một bình luận